Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì ?.

12052021thuyuy13177-1024x768.jpg

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH dùng để xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Hôm nay Zluat sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì ? Cùng Zluat tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Không có bảo hiểm y tế có được tiêm vacxin không? [2023]

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì ?

1. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì ?

– Được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và người hành nghề được ký vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo sự phân công của người đứng đầu tại cơ sở KCB đó;

– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB đó và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải đúng với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được quy định như thế nào ?

Người lao động được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

  1. Phải được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, người làm việc tại cơ sở này ký giấy chứng nhận hợp lệ khi được thực hiện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó;

  2. Giấy chứng nhận đảm bảo phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  3. Người lao động nghỉ việc được cấp giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh cần lưu ý khi cấp giấy và xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH bổ sung vào hồ sơ. Những trường hợp giấy không đáp ứng đủ điều kiện nêu trên sẽ được cho là không hợp lệ và không được chấp nhận.

3. Quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ y tế quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

  • Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

  • Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

  • Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

  • Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Lưu ý: Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.

4. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Hình thức cấp giấy chứng nhận sẽ căn cứ theo các trường hợp cụ thể, người lao động xin cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

a. Trường hợp đã điều trị nội trú

Đối với người lao động hoặc con của người lao động dưới 07 tuổi: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Đối với trường hợp người bệnh có chuyển viện trong quá trình điều trị thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận có thêm giấy chuyển tuyến (bản sao hợp lệ)

Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh thì không cần giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ BHXH cho khoảng thời gian điều trị tại cơ sở y tế trước khi tử vong được căn cứ theo mốc thời gian ghi trên giấy báo tử (mẫu TP/HT/1999-C1 theo Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT)

b.Trường hợp đang điều trị ngoại trú

Đối với người lao động hoặc con của lao động dưới 07 tuổi: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT. (mẫu bên dưới)

Trường hợp người lao động sau khi ra viện tiếp tục điều trị thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi trên giấy ra viện làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định.

5. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

 

6. Cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Viết tắt là giấy chứng nhận) do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Nội dung giấy chứng nhận ghi trên 2 liên được ghi rõ ràng bằng tiếng việt, thông tin phải như nhau, đầy đủ và không được tẩy xóa.

Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp).

Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.

a. Phần Thông tin người bệnh

a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;

b) Dòng thứ hai:

Mã số BHXH: Ghi mã số bảo hiểm xã hội của cá nhân

hoặc số thẻ BHYT: Ghi mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo dãy số trên thẻ BHYT

c) Dòng thứ ba: Bạn điền giới tính.

d) Dòng thứ tư: Ghi đơn vị nơi làm việc và đóng BHXH; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng BHXH.

b. Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị

a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh.

  • Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh;
  • Trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.

Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT

– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.

b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:

– Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;

– Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)” ngay sau phần chẩn đoán.

Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).

c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận.

Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận.

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

c. Phần thông tin cha, mẹ

Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.

d. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Tài liệu tham khảo: Phần hướng dẫn tại Phụ lục 7 Thông tư số 56/2017/TT-BYT

Trên đây là những nội dung về Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì ? do Công ty Zluat cung cấp kiến thức đến khác hàng. Zluat hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang