Tại Khoản 1, Điều 123 Hiến pháp 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Mời bạn tham khảo bài viết: Hiến pháp 2013 quy định quyền bầu cử như thế nào? để biết thêm chi tiết.
Hiến pháp 2013 quy định quyền bầu cử như thế nào?
1. Về nguyên tắc bầu cử
Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân, toàn diện, công khai và dân chủ rộng rãi của bầu cử. Bầu cử là công việc của mọi công dân, là sự kiện chính trị trọng đại của xã hội, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt, nhằm bảo đảm sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị. Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo đảm để đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ chiếm tỷ lệ thích đáng trong bộ máy của mình. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp bảo đảm để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng lá phiếu của mình, không qua khâu trung gian. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết bảo đảm tính khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài.
Các nguyên tắc bầu cử nêu trên thống nhất với nhau, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Các nguyên tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về bầu cử.
2. Về quyền bầu cử của công dân
Tại Khoản 1 Điều 17 của Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều 27 của Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”. Ngoài các quy định về độ tuổi là cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự lựa chọn của cử tri, pháp luật nước ta không quy định điều kiện nào khác.
3. Về bầu HĐND và UBND
Hiến pháp 2013 đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6). Về mặt bầu cử, cho dù được tiến hành dưới hình thức dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện thông qua đại biểu của mình thì quyền bầu cử, nhất là quyền bầu ra bộ máy nhà nước là một trong những quyền quan trọng nhất của mỗi công dân có tuổi từ mười tám trở lên, vì nó là yếu tố góp phần quyết định có hay không quyền lực nhà nước của nhân dân. Tại Khoản 1, Điều 123 Hiến pháp 2013 quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Như vậy, theo quy định này, HĐND ở địa phương nào thì do nhân dân địa phương ấy trực tiếp bầu. Nhưng trong điều kiện nhân dân không thể trực tiếp thì ít nhất cũng phải thông qua các đại biểu và cơ quan đại biểu của mình để bầu ra UBND ở các cấp theo đơn vị hành chính lãnh thổ, điều đó là khoa học và cần thiết cho một bộ máy chính quyền của nhân dân. Về điểm này, Khoản 1 Điều 114 của Hiến pháp 2013 quy định rõ: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
Hiến định quyền của nhân dân trong việc trực tiếp hoặc thông qua cơ quan đại biểu của mình để bầu ra bộ máy chính quyền ở địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó phản ánh tính nhân dân của Nhà nước ta. Do đó, Điều 29 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Với quy định này, công dân thực hiện dân chủ thông qua trưng cầu dân ý cùng với bầu cử và các hình thức dân chủ trực tiếp khác.
4. Về Hội đồng bầu cử quốc gia
Thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia và thiết chế Kiểm toán Nhà nước là 2 thiết chế hoàn toàn mới trong Hiến pháp năm 2013, đều do Quốc hội thành lập. Điều 117 Hiến pháp 2013 quy định: “1- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. 2- Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. 3- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định”.
Việc hiến định thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp lần này nhằm thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình và cũng là thể chế hoá một trong những quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá XI đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992: “tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử”; “nghiên cứu, bổ sung một số thiết chế độc lập như cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan bầu cử quốc gia”. Đồng thời, nó cho thấy các nhà lập hiến mong muốn sẽ khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử trong thời gian qua, chuyên nghiệp hóa hoạt động tổ chức bầu cử trong thời gian tới. Với việc quy định Hội đồng bầu cử quốc gia, quyền bầu cử sẽ được một cơ quan độc lập, chuyên nghiệp do Quốc hội thành lập thực hiện; bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức công tác bầu cử; bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, thông qua Đảng đoàn Quốc hội và thông qua việc lựa chọn nhân sự vào các cơ quan này, đồng thời khắc phục được một số hạn chế trong công tác bầu cử ở nước ta hiện nay.
Bầu cử là yếu tố quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ và là biểu hiện, thước đo của dân chủ. Mỗi cải cách chế độ bầu cử là một việc làm phức tạp, đòi hỏi những cố gắng và phụ thuộc vào sự khát khao vươn tới dân chủ của mọi lực lượng trong xã hội và đó chính là nền tảng cho việc cải cách chính trị. Chính vì thế, dân chủ hóa hoạt động bầu cử là hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Tuy nhiên, mọi thay đổi về bầu cử trong Hiến pháp chỉ có ý nghĩa tích cực nếu như nó phục vụ cho việc bảo đảm ý chí nhân dân, bởi lẽ ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc bầu cử./.
Trên đây là một số thông tin về Hiến pháp 2013 quy định quyền bầu cử như thế nào? – Công ty Zluat, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Tư vấn các dạng ly hôn ở huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.
- Luật sư tư vấn ly hôn tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) Không tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Tiên Du, Phù Ninh, Phú Thọ
- Bác sĩ lý giải vì sao có kết quả test nhanh âm tính vẫn phải cách ly theo quy định?.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Lê Chánh, Tân Châu, An Giang