Xác định hiệu lực pháp luật của một văn bản quy phạm pháp luật là một việc làm rất quan trọng. Bởi phải biết chính xác văn bản đã có hiệu lực chưa hay còn hiệu lực không thì việc áp dụng văn bản mới đúng và hiệu quả. Vậy hiệu lực pháp luật là gì? Xác định hiệu lực pháp luật như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm nội dung bài viết bên dưới.
Hiệu Lực Thi Hành Pháp Luật Là Gì? Những Điều Cần Biết
1. Khái niệm về hiệu lực pháp luật
Hiệu lực pháp luật là giá trị pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Sau Hiến pháp là các bộ luật và luật do Quốc hội thông qua. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có giá trị sau Hiến pháp và luật, Tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (nghị định, nghị quyết)…
Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lí của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.
Hiệu lực pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
1) Hiệu lực về không gian: chỉ giới hạn phạm vi lãnh thổ mà một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực;
2) Hiệu lực về thời gian: chỉ khoảng thời gian mà một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí bắt buộc thi hành.
Thời điểm để tính hiệu lực về thời gian có thể được ghi ngay trong văn bản đó hoặc theo quy định chung của pháp luật về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thì luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố, văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo, trừ trường hợp các văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. Văn bán quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn, nêu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà nội dung quy định có biện pháp thi hành Dựa vào hiệu lực theo không gian, có thể chia trong tình trạng khẩn cấp, thì có thể quy định ngày các văn bản quy phạm pháp luật làm hai loại có hiệu lực sớm hơn.
2. Cách xác định hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật.
2.1. Xác định ngày văn bản có hiệu lực
Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL là mốc thời gian văn bản bắt đầu phát huy hiệu lực và có giá trị ràng buộc lên đối tượng điều chỉnh của nó (trong một phạm vi không gian xác định). Nói cách khác kể từ mốc thời gian này, VBQPPL có thể được viện dẫn làm căn cứ pháp lý giải quyết các vụ việc thực tế phát sinh trong đời sống xã hội. Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL được quy định tại điều 151 Luật 2015 gồm 2 Khoản. Khoản 1 xác lập nguyên tắc chung cho trường hợp phổ quát trong khi Khoản 2 xác lập nguyên tắc cho trường hợp đặc biệt (VBQPPL ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn). Có thể thấy đây là cách xây dựng điều luật kín kẽ, đảm bảo không có một trường hợp ngoại lệ bất quy tắc nào trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản, từ đó tránh sự tùy tiện của chủ thể ban hành.
Về nguyên tắc phổ quát, VBQPPL không được phép có hiệu lực pháp lý ngay lập tức mà thời điểm có hiệu lực phải cách thời điểm văn bản đó được thông qua hoặc ký ban hành một khoảng thời gian nhất định được tính bằng ngày. Điều này đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức triển khai của các chủ thể hữu quan cũng như tống đạt thông tin đầy đủ đến các cá nhân, tổ chức là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của văn bản.
Nguyên tắc xác định hiệu lực sẽ dựa trên quy định của Luật ban hành văn bản QPPL, văn bản ban hành trong thời gian Luật nào có hiệu lực thì áp dụng Luật đó. Ở đây, chúng ta sẽ dựa trên Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, cách xác định ngày có hiệu lực như sau:
– Đối với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước Trung ương: sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.
– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.
– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2.2. Xác định tình trạng hết hiệu lực của văn bản
Các căn cứ làm chấm dứt hiệu lực của một VBQPPL được quy định tại Điều 154 của Luật ban hành văn bản QPPL 2015 về cơ bản là hợp lý, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc xác định thời điểm kết thúc hiệu lực về thời gian của văn bản
Một văn bản QPPL được xác định là hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định cụ thể trong văn bản;
– Được thay thế bằng văn bản QPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
– Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
– Trường hợp văn bản QPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần và không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ;
– Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực và không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ.
Theo đó “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Tuy nhiên căn cứ này được quy định thành một nguyên tắc tuyệt đối mà không có ngoại lệ như Luật 1996 “trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới”. Có thể thấy cách quy định của Khoản 4, Điều 154 Luật 2015 thể hiện sự nhất quán với một số quy định khác về văn bản quy định chi tiết phản ánh chính sách chung “văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm với có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Điều này có nghĩa là khi chủ thể có thẩm quyền xây dựng một dự thảo luật để thay thế đạo luật hiện hành, chẳng hạn, thì cũng phải đồng thời chuẩn bị dự thảo nghị định để thay thế cho nghị định đang quy định chi tiết cho luật đó. Mục đích của chính sách này là nhằm làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng văn bản cũng như nâng cao trách nhiệm của chủ thể ban hành, hạn chế việc giao quy định chi tiết tràn lan cho cấp dưới…
2.3. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực trở về trước hay còn gọi là hiệu lực hồi tố là một vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý. Về nguyên tắc, pháp luật không có tính chất hồi tố mà hiệu lực của nó phát huy theo chiều xuôi thời gian tính từ thời điểm có hiệu lực, nói cách khác văn bản chỉ có giá trị điều chỉnh lên những hành vi được thực hiện sau thời điểm nó được ban hành. Việc sử dụng một văn bản để quay ngược trở lại điều chỉnh một vụ việc xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực chỉ được thực hiện trong trường hợp “thật cần thiết”.
Luật ban hành VBQPPL 2015 là đã đưa ra giới hạn để làm rõ thế nào là trường hợp thật cần thiết ngay trong Khoản 1, Điều 152, đó phải là trường hợp “để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội”
“Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”
3. Các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật bị ngưng hiệu lực.
Một VBQPPL đã có hiệu lực có thể bị ngưng hiệu lực tạm thời theo một trong hai căn cứ quy định tại điểm a và điểm b, Khoản 1, Điều 153. Dễ thấy, VBQPPL bị ngưng hiệu lực không nhất thiết phải là văn bản có khiếm khuyết về nội dung hay hình thức. Quy định tại điểm b cho phép chủ thể đã ban hành VBQPPL quyết định việc ngưng hiệu lực của văn bản đó (bằng một văn bản khác được ban hành theo thủ tục rút gọn như đã để cập ở trên) khi những điều kiện khách quan về kinh tế, xã hội thay đổi làm phát sinh những vấn đề mới chưa được trù liệu đầy đủ tại thời điểm xây dựng văn bản. Đây là điểm mới có ý nghĩa rất tích cực so với các đạo luật tiền nhiệm và đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn song nó lại chưa thực sự thống nhất với các quy định về các biện pháp xử lý văn bản. Bởi theo tinh thần của Điều 153, “ngưng hiệu lực” ở điểm a Khoản 1 là một trạng thái pháp lý phát sinh từ hệ quả của việc áp dụng biện pháp “đình chỉ”, còn ngưng hiệu lực ở điểm b Khoản 2 lại giống như tên gọi của một biện pháp xử lý riêng biệt.
Từ thực tiễn Bộ luật Hình sự 2015 vừa qua chúng ta có thể thấy, có trường hợp VBQPPL sau khi được công bố mới phát hiện những khiếm khuyết nghiêm trọng, tuy nhiên do văn bản đó chưa chính thức có hiệu lực nên không thể áp dụng biện pháp đình chỉ thi hành. Do đó cần phải có cơ sở pháp lý cho việc “vô hiệu hóa” điều khoản thi hành được quy định trong chính văn bản bị hoãn thi hành cũng như việc xác định lại thời điểm có hiệu lực của nó theo căn cứ mới.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề liên quan đến Hiệu lực thi hành pháp luật là gì? Hy vọng với nội dung trên sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những nội dung hữu ích. Trân trọng.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |