Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như công tác giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề này là một trong những hoạt động góp phần tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Mời các bạn tham khảo.
1. Khiếu nại, tố cáo là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích khiếu nại như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Khiếu nại gồm có các dấu hiệu sau:
– Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
– Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Cơ quan, tổ chức.
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Mục đích của khiếu nại, tố cáo
Mục đích của việc khiếu nại trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khỏi bị xâm hại bởi những việc làm, những quyết định, chính sách trái pháp luật của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Suy rộng ra mục đích của khiếu nại chính là nhằm bảo đảm cho các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, công dân được thực hiện nghiêm chỉnh; giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước có hiệu quả, các quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi công vụ… góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.
3. Các hình thức khiếu nại, tố cáo
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Trường hợp khiếu nại bằng đơn:
+ Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
+ Nội dung, lý do khiếu nại;
+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
+ Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Điều 22 Luật tố cáo năm 2018 quy định về hình thức tố cáo như sau: “Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Theo đó, khi muốn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bạn phải thực hiện việc tố cáo bằng đơn, trong đơn trình bày chi tiết nội dung vụ việc tố cáo. Hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để trình bày nội dung tố cáo của mình.
4. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì?
Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính được hiểu là việc các cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo; trong tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; trong kiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo và quyết định giải quyết, xử lý của người giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính đóng vai trò là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Giám sát công tác giải quyết khiếu nại giúp tăng cường tiếng nói, sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể và nhà nước. Bên cạnh đó, giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thiện pháp luật và dân chủ trong đời sống xã hội. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng giám sát trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính là một yêu cầu khách quan đang đặt ra hiện nay, phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mục đích của việc giám sát là để nhận xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, từ đó đưa ra kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo được giao cho nhiều cơ quan và chủ thể khác nhau thực hiện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các chủ thể này được giao thẩm quyền và các phương thức giám sát khác nhau để thực hiện chức năng giám sát.
Căn cứ Điều 73 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân như sau:
Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
1. Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
Theo đó, Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
Trên đây là tất cả thông tin về Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Ia HLốp, Chư Sê, Gia Lai. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 30,000 đồng.
- Cơ quan thực thi quyền hành pháp ở Việt Nam là cơ quan nào?.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận chia tài sản chung và nợ chung trọn gói tại Phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương
- [THỦ THỪA] – Dịch vụ trọn gói ly hôn CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI tranh chấp tài sản – 2024
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) Không có con chung nhanh tại Thanh Cường, Thanh Hà, Hải Dương