Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô ý), gây hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Vậy hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc, bên vi phạm pháp luật gây thiệt hại có nghĩa vụ bù đắp toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại và lỗi của bên vi phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu súc vật, chủ sở hữu nhà cửa… phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong các chế định đầu tiên của pháp luật dân sự được hình thành từ thời pháp luật La Mã ra đời cách đây hàng ngàn năm. Theo thời gian, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng được hoàn thiện. Cùng với hợp đồng dân sự, việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu được quy định trong Bộ Luật dân sự. Ngoài ra, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn được quy định tại Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, Luật hàng không dân dụng, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá…
2. Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một ttong những chế định được hình thành sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kì lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức bồi thường… có sự khác biệt, vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Việc áp dụng trách nhiệm này trong các thời kì lịch sử loài người nói chung và pháp luật, luật tục La Mã nói riêng theo hướng: từ sự ttả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây thiệt hại do người thiệt hại và những người thân của họ áp dụng. Phựơng thức này được chuyển dần sang hình thức nộp phạt cho người bị thiệt hại, do người bị thiệt hại quy định (cưỡng chế cá nhân) đến phạt tiền bồi thường thiệt hại do các pháp quan thay mặt nhà nước quy định được áp dụng theo trình tự tố tụng. Mức độ và cách thức bồi thường cũng được quy định rất khác nhau từ phương thức “máu trả máu, mắt trả mắt” đến hình thức phạt tiền theo một tiêu chí chung do pháp luật quy định.
3. Hình thức bồi thường thiệt hại
Các bộ luật cổ của Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự. Trong các quy định của luật cổ, quy định về hình phạt của hình sự và phạt mang tính chất dân sự theo hướng có lọi cho người bị thiệt hại như một khoản bồi thường. Mức độ bồi thường còn phụ thuộc vào nhân thân người bị thiệt hại. Theo Điều 29 Bộ luật Hồng Đức thì tiền đền mạng được ấn định tuỳ theo phẩm trật của kẻ bị chết như sau: nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan; tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan, ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan, lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan.
Trong Trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngoài hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được quy định trong Điều 466 Bộ luật Hồng Đức như sau: “Sung phù thì phải đền tiền thương ton 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan. Đọa thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, gãy một chân một tay, mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền 100 quan, về người quyền quý phải xử khác”.
Riêng trong Bộ luật Gia Long, tiền bồi thường không được đề cập. Trong Bộ luật Gia Long chỉ có Điều 201 quy định về tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường hợp phạm tội giết người, phạm nhân bị phạm tội chiếu theo điều luật cố ý đả thương nhân thương chí tử nhưng cho chuộc tội. Tiền chuộc thì giao cho gia đình nạn nhân để lo việc chôn cất. Nếu phạm nhân bị phạt tội giảo thì số tiền chuộc là 12 lạng bạc. Đối với người điên giết người số tiền này cũng như vậy.
Nếu kẻ giết người được ân xá, y phải trả cho gia đình nạn nhân 20 lạng bạc. Nếu nghèo túng thì chỉ phải trả nửa số tiền ấy. Đối với trường hợp gây thương tích, Điều 271 Bộ luật Gia Long cũng quy định tỉ mỉ các hình phạt tuỳ theo thương tích từ nhẹ đến nặng nhưng đó là những chế tài về hình sự mà không đề cập bồi thường như trong Điều 466 Bộ luật Hồng Đức. Điều 271 Bộ luật Gia Long dự liệu bồi thường trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy taỳ chân, làm hỏng bộ phận trong cơ thể… thì ngoài hình phạt lưu 300 lí, 100 trượng thì 1/2 tài sản kẻ phạm tội được đền cho nạn nhân để nuôi thân. Bước phát triển tiếp theo của chế định bồi thường thiệt hại đánh dấu sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài về hình sự để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân kẻ khác. Ngoài việc phải chịu hình phạt, kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã gây ra. Vì mang tính chất hình phạt nên số tiền bồi thường được ấn định gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần thiệt hại thực tế đã gây ra.
4. Bồi thường thiệt ngoài hợp đồng
Do sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luật cũng dần thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người bị thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình ttạng tài sản của người bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2015thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba Bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh ưách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa ttách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật Điều 584 Bộ luật dân sự đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm nghĩa vụ được quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bền có quyền)”.
Từ quy định này có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau:
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự, trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻkhoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Trong quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là cá nhân, pháp nhân. Chủ thể bị thiệt hại (người có quyền) và chủ thể gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ hoặc quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ hoặc theo phần tuỳ điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng ”’hành động” phải thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với ttách nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp (các quy định từ Điều 14 đến Điều 21 Hiến pháp năm 2013) và các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật dân sự (Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015). Khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Nguyên tắc được quy định trong điều luật này buộc các chủ thể “không được xâm phạm”, bởi vậy nếu “xâm phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra.
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khác để khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 46 Bộ luật hình sự quy định bồi thường thiệt hại là một ưong các biện pháp tư pháp mà không quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ. Mối quan hệ giữa trách nhiệm và nghĩa vụ trong luật dân sự hiện đang còn nhiều tranh luận. Nghĩa vụ – trách nhiệm, cái nào có trước, cái nào phát sinh ra cái nào, mối tương quan giữa chúng ra sao? Chúng tôi cho rằng các chủ thể đều có những nghĩa vụ (nghĩa vụ dưới dạng là bộ phận của nội dung quan hệ pháp luật), nếu vi phạm các nghĩa vụ này, chủ thể sẽ phải chịu hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm. Đó là hậu quả bất lợi đối với người vi phạm – họ buộc phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác nhưng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.
Chế tài trong hình sự được áp dụng nhằm tác động vào nhân thân kẻ phạm tội. Chế tài này có thể nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do cá nhân thực hiện và các yếu tổ chủ quan cũng như khách quan khác. Trong đó, hình thức lồi đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều tội phạm không cần có dấu hiệu thiệt hại vật chất. Toà án không thể tuyên phạt một chủ thể nào đó về một hành vi mà luật hình sự không quy định đó là tội phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở thiệt hại đã xảy ra, lỗi chỉ là cơ sở của trách nhiệm chứ không phải là thước đo để xác định mức độ trách nhiệm. Việc xem xét đến mức độ lỗi được đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại. Mặt khác, lỗi là yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự nhưng ngoại trừ trường hợp cố ý, còn tất cả trường hợp khác chỉ cần người gây ra thiệt hại nhận thức được hành vi của họ là trái với những quy tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án là trái đạo đức đều bị coi là có lỗi. Do đó, trong luật dân sự quy định một nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là có lỗi và phải chịu chế tài. Nếu người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặc các tổ chức thì họ phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm và bên bị thiệt hại) có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, dù hai bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng, trong thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là áp dụng tương tự pháp luật, vì trong các quy định chung về nghĩa vụ không có các quy định cụ thể về cách tính thiệt hại.
Trên đây là Hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Long.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con nhanh tại Huy Bắc, Phù Yên, Sơn La
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Mỹ Lộc, Phù Mỹ, Bình Định. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 50,000 đồng.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại An Hòa Hải, Tuy An, Phú Yên, chỉ từ 50.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Quân.
- Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xây Dựng Đối Với Nhà Ở Riêng Lẻ tại tỉnh Hưng Yên.