Khi kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải công bố danh mục sản phẩm mà mình bán, hay một số trường hợp cần phải công bố sản phẩm. Hay một số trường hợp khác cần phải tra cứu giấy công bố sản phẩm. Sau đây, hãy cùng Zluat tìm hiểu về vấn đề “Tra cứu giấy phép thực phẩm chức năng” qua bài viết sau đây nhé!
1. Giấy phép công bố thực phẩm chức năng là gì?
Giấy công bố sản phẩm hay là bản công bố sản phẩm là kết quả của thủ tục công bố sản phẩm, cả với trường hợp tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký công bố đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để các sản phẩm của mình, gồm sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường và tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, với khái niệm số công bố sản phẩm là gì thì đây là một dãy số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đã hoàn thành nộp hồ sơ công bố sản phẩm và chứng nhận là đã hợp lệ đối với sản phẩm công bố của mình. Số công bố sản phẩm được đăng tải lên Hệ thống cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế hiện hành.
2. Quy định về hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng
Hồ sơ công bố sản phẩm là những giấy tờ mà cá nhân, tổ chức khi công bố phải nộp hoặc đăng tải lên cổng thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, cụ thể từng trường hợp như sau:
Đối với hồ sơ công bố sản phẩm là thực phẩm
Đối với thực phẩm có thể tự công bố:
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Các giấy tờ khác nếu có phát sinh
Đối với sản phẩm đăng ký công bố, gồm:
Đối với sản phẩm nhập khẩu phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước phải đăng ký, gồm các giấy tờ sau:
– Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
3. Tra cứu công bố sản phẩm thực phẩm chức năng ở đâu?
Sau khi đến trực tiếp cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành đăng ký công bố sản phẩm cho thực phẩm chức năng, hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có trách nhiệm công khai số công bố lên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế tại địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
Doanh nghiệp muốn tra cứu thông tin công bố thực phẩm chức năng của mình có chính xác hay chưa cần truy cập địa chỉ trên để tra cứu.
=>> Xem chi tiết bài viết: Hướng dẫn tra cứu giấy phép an toàn thực phẩm trực tuyến
4. Quy trình tra cứu công bố thực phẩm chức năng
– Bước 1: Truy cập trang https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
– Bước 2: Chọn mục Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
– Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành nhập tên Doanh nghiệp, tên sản phẩm, số công bố và chọn nhóm sản phẩm “Bảo vệ sức khỏe” và nhấn Tìm kiếm
– Bước 4: Kiểm tra thông tin, số công bố sản phẩm đã được công khai. Doanh nghiệp có thể tải về và in ra thành bản cứng khi có nhu cầu.
5. Lợi ích của việc công bố thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng thuộc nhóm bắt buộc phải công bố, ngoài việc đáp ứng yêu cầu pháp luật, việc công bố thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp:
– Nhận được sự tin tưởng cao hơn của người tiêu dùng về sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoặc dự định kinh doanh.
– Tạo lòng tin với đối tác, là cơ sở để phân phối sản phẩm tại các đại lý, nhà thuốc,..
– Nhận được sự bảo hộ tốt từ phía cơ quan nhà nước.
– Không phải chịu các mức phạt hành chính khi bị cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Kinh doanh TPCN online là gì?
Được hiểu là hình thức kinh doanh qua mạng mà không phải mua bán trực tiếp có địa chỉ cụ thể. Hình thức kinh doanh này đang rất phổ biến trong thời đại công nghệ như hiện nay. Người tiêu dùng chỉ cần đặt hàng qua mạng, hàng sẽ được giao đến tận tay. Vì không tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng hay cửa hàng, giá của thực phẩm chức năng online cũng rẻ hơn đáng kể.
6.2. Kinh doanh thực phẩm chức năng online có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?
TPCN muốn kinh doanh online cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.
6.3. Kinh doanh thực phẩm chức năng cần có những điều kiện gì?
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng nhập về bán thì ngoài đăng ký mã ngành kinh doanh phẩm chức năng còn phải đáp ứng những điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng, điều kiện về thiết bị, dụng cụ. Theo Điều 9 Nghị định 67/2016/NĐ-CP thì điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng Điều 6, Điều 7 Nghị định 67/2016/NĐ-CP điều kiện đối với cơ sở kinh doanh và điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ.
=>> Xem chi tiết bài viết: Thực phẩm chức năng là gì?, Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng 2023,…
Trên đây là tư vấn của Zluat về cách tra cứu giấy phép thực phẩm chức năng. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có nhu cầu làm thủ tục xin giấy cấp phép kinh doanh nhanh chóng nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hậu Giang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Đức Xương, Gia Lộc, Hải Dương. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 30,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung trọn gói tại Ô Long Vỹ, Châu Phú, An Giang
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hóa. Hồ sơ hiện nay, thanh toán Online, điền thông tin, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá chỉ khoảng 60,000 đồng.
- Dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp tại Trà Vinh.