Pháp luật tố tụng nói chung, pháp luật tố tụng hình sự và dân sự nói riêng đều có quy định việc xét xử sẽ được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tuy nhiên cấp xét xử phúc thẩm không được đặt ra đối với tất cả các vụ án hình sự mà chỉ áp dụng khi có đơn kháng cáo của người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy kháng cáo là một trong những quyền của công dân, đây là một trong những căn cứ để phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra. Vậy kháng cáo xin hưởng án treo? Để làm rõ các nội dung này, mời quý bạn đọc cùng Zluat tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Án treo là gì?
Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
2. Điều kiện để được hưởng án treo
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm
- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc tùy vào từng trường hợp
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định trong các tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật Hình sự 2015
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục
(Cơ sở pháp lý: điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo).
3. Thủ tục xin hưởng án treo trong vụ án hình sự
3.1. Thành phần hồ sơ
- Đơn kháng cáo xin hưởng án treo
- Chứng cứ, tài liệu bổ sung chứng minh có điều kiện được hưởng án treo
(Cơ sở pháp lý: Khoản 2, 3 Điều 332 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
3.2. Trình tự, thủ tục
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ kháng cáo án treo lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã xét xử vụ án
- Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý, kiểm tra tính hợp lệ đơn kháng cáo án treo
- Bước 3: Trường hợp đơn kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ
- Bước 4: Trường hợp đơn hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án lên Tòa cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo
- Bước 5: Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý và ra một trong các quyết định:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
(Cơ sở pháp lý: Điều 334, 338, 339, 340, 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
3.3. Thời hạn kháng cáo
- Đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật
- Đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
(Cơ sở pháp lý: Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
4. Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng án treo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
……,ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
(V/v: Đề nghị được hưởng án treo đối với hình phạt………… )
– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.
Kính gửi: – Tòa án nhân dân huyện/tỉnh/tối cao……
– Hội đồng xét xử
– Ông:………. – Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện/tỉnh/tối cao…
Tôi tên là:(1) ……… Sinh ngày: …. /..… / …… Giới tính: ……
Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ………. Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: …
Là:…….(Ví dụ: người thân của bị cáo/ bị cáo trong……)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: (2)………
Mà theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:
“Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2.Có nhân thân tốt.
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
…
3.Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
…
4.Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5.Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Tôi nhận thấy mình hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể được hưởng án treo theo quy định của pháp luật, nên tôi làm đơn này kính đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh (3)……. cùng Hội đồng xét xử chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án số (4)…… ngày…./…./….. xem xét và tạo điều kiện cho tôi được miễn chấp hành hình phạt tù, hưởng án treo để tôi tự cải tạo dưới sự giám sát của người thân và một số cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khác.
Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong cũng như sau thời gian thử thách.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Trường hợp người phạm tội không được hưởng án treo
- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội.
- Người phạm tội 02 lần trở lên
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo, Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo)
5.2. Có được hưởng án treo khi nhân thân tốt?
Điều 60 Bộ luật hình sự quy định : “ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giả nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Theo quy định trên thì các căn cứ để cho người bị kết tù đươc hưởng án treo đó là:
Về mức hình phạt tù: không quá 3 năm, không kể tội đã phạm là tội gì đều có thể được xem xét cho hưởng án treo.
Về nhân thân người phạm tội: người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tương đối tốt.
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ: các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo là những tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự cũng như các tình tiết giảm nhẹ được tòa án xác định trong từng vụ án cụ thể ( phù hợp quy định của khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù.
5.3. Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội có được hưởng án treo không?
căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP, Hội đồng xét xử sẽ xem xét cho hưởng án treo nếu người phạm tội đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
“a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;
b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;
b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;
b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;
b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;
b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;
c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/QĐ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của “Bộ luật hình sự năm 2015″”;
đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng”.
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã quy định ở trên thì sẽ được hưởng án treo.
Trên đây là nội dung về Hướng dẫn thủ tục kháng cáo xin hưởng án treo. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư ly hôn Đơn phương không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung – tại Trung Trực, Yên Sơn, Tuyên Quang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Lộc Hiệp, Lộc Ninh, Bình Phước. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 40,000 đồng.
- [Quận 10 – TP.HCM] Thực hiện trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH (ĐỒNG THUẬN) phân chia quyền nuôi con – 2024
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Mường Ải, Kỳ Sơn, Nghệ An. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 50,000 đồng.