Nhượng quyền kinh doanh là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận. Bài viết dưới đây, Zluat sẽ cung cấp thông tin, nội dung về Kế hoạch kinh doanh nhượng quyền là gì? để quý bạn đọc cùng tham khảo.

1. Nội dung chính của Bản kế hoạch kinh doanh nhượng quyền
Lưu ý rằng, sẽ không có một cấu trúc cố định nào cho bản kế hoạch kinh doanh. Bởi mỗi ngành kinh doanh lại có các dạng văn bản khác nhau. Cùng với đó, mỗi người đọc lại có dự định khác nhau đối với từng khía cạnh.
Thông thường, trong một bản kế hoạch kinh doanh; đặc biệt là kinh doanh nhượng quyền thường có những nội dung sau: (i) Tóm tắt kế hoạch kinh doanh; (ii) Chỉ dẫn kinh doanh; (iii) Đánh giá thị trường; (iv) Phân tích SWOT; (v) Thông tin cơ bản về chủ doanh nghiệp; (vi) Chỉ dẫn cấp vốn; (vii) Thông tin tài chính.
2. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh nhượng quyền
Bỏ qua các thuật ngữ chuyên môn, phần tóm tắt kế hoạch nên là một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân Bên nhận quyền (Bên mua nhượng quyền), nhu cầu của doanh nghiệp về cấp vốn và cách thức hoàn vốn. Bản tóm tắt cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về từng phần trong bản kế hoạch. Nó chỉ nên dài khoảng một trang giấy.
Điểm quan trọng cần lưu ý là hầu hết các nhà quản lý ngân hàng và nhà tài trợ đều phải nhận vài bản kế hoạch kinh doanh mỗi tuần và họ phải đọc hết toàn bộ kế hoạch trước khi cam kết cấp vốn, do đó, xét theo quan điểm của họ thì càng ít càng tốt. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng bản kế hoạch đã bao hàm được tất cả quan điểm được dự kiến, và nêu bật mọi yếu tố mà vị quản lý kia cần lưu ý. Bằng cách viết thật ngắn gọn, sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu. Sự cân bằng đúng mực giữa việc cung cấp mọi chi tiết cần thiết với việc khiến người đọc cảm thấy quá tải là rất quan trọng.
3. Chỉ dẫn kinh doanh nhượng quyền
Đây là phần cần cung cấp thông tin chi tiết về nhượng quyền, cách thức và lĩnh vực vận hành, địa bàn chuẩn bị mua, và điểm nổi bật nhất của các dự toán tài chính. Các thông tin này thường nên được giới hạn trong 01 đến 02 trang giấy, đồng thời đưa vào đó các chi tiết bao quát về Bên nhượng quyền (Bên bán nhượng quyền), và một vài thông tin cơ bản về mạng lưới sẵn có.
Đây không phải là phần cần đi sâu vào bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào, nhưng nên thêm vào bản tóm tắt lý do tại sao doanh nghiệp lại tốt hơn những doanh nghiệp khác. Đồng thời, bất kỳ kinh nghiệm, kiến thức liên quan nào, hay các kỹ năng có thể truyền thụ được cũng nên được đề cập ở đây.
4. Đánh giá thị trường kinh doanh nhượng quyền
Trong phần này nên đưa ra các thông tin chi tiết về nghiên cứu thị trường, bao gồm khả năng cạnh tranh trong khu vực của các doanh nghiệp nhượng quyển tầm cỡ quốc gia và các đơn vị vận hành độc lập có quy mô nhỏ hơn. Người đọc bản kế hoạch kinh doanh muốn chắc rằng Bên nhận quyền đã xem xét mọi khía cạnh của thị trường, và tính đến cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Đây là phần để Bên nhận quyền trình bày chi tiết về địa bàn sắp mua, và xác nhận liệu đó có phải là khu vực độc quyền hay không. Nếu bên bán nhượng quyền cung cấp bất kỳ dữ liệu nhân khẩu nào về địa điểm Bên nhận quyền cần tìm hiểu, đó cũng sẽ là thông tin giá trị giúp người đọc nắm được nhu cầu tiềm năng của doanh nghiệp.
Bên nhận quyền có thể bổ sung một số thông tin khác nhằm làm rõ hơn nhu cầu trong khu vực như: nghiên cứu tại văn phòng, phân tích lượng người đến cửa hàng bán lẻ và phản hồi chung. Các thông tin cả về lượng lẫn về chất ở phần này, cùng lời diễn giải rõ ràng về những điểm khiến doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.
5. Phân tích SWOT trong kinh doanh nhượng quyền
Phân tích SWOT là một phân tích đơn giản về doanh nghiệp của Bên nhận quyền. Bao gồm: Điểm mạnh (Strength); Điểm yếu (Weakness); Cơ hội (Opportunity); Nguy cơ (Threat).
Những khía cạnh này cần được đánh giá khách quan và đưa vào kế hoạch kinh doanh. Khi lập bản phân tích này, “điểm mạnh” và “điểm yếu” mang tính bản chất; còn “cơ hội” và “nguy cơ” mang tính bề ngoài. Phần này sẽ giúp cho người đọc bản kế hoạch kinh doanh nhượng quyền thấy được sự chân thành và cởi mở của Bên nhận quyền khi tự mô tả doanh nghiệp của mình, hình thành quan điểm về tính hợp lý trong phần còn lại của kế hoạch.
Trên đây là nội dung Kế hoạch kinh doanh nhượng quyền là gì? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |