Sự vi phạm luật quốc tế thường có hai dấu hiệu, có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại. Ngoài ra, để xác định sự vi phạm pháp luật, phải xác định được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Vậy Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật quốc tế là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Định nghĩa vi phạm pháp luật quốc tế
Hành vi trái pháp luật quốc tế được hiểu là hành động hoặc không hành động, trái với các quy định và cam kết quốc tế, gây ra thiệt hại cho chủ thể khác hoặc lợi ích của cộng đổng quốc tế. Về phương diện khách quan, tính trái pháp luật quốc tế được biểu hiên ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Như vậy, hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trong trường hợp, khi chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể khác.
2. Phân loại vi phạm pháp luật quốc tế
Hiện nay, trong luật quốc tế hiện đại, không có sự thống kê cụ thể các dạng vi phạm pháp luật quốc tế mặc dù việc xác định rõ tính chất, mức độ của một vi phạm pháp luật quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng để xác định thể loại và hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tương ứng.
Trong khoa học luật quốc tế, có thể căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với xã hội của những vi phạm pháp luật quốc tế để phân biệt giữa tội ác quốc tế và vi phạm thông thường.
2.1 Tội ác quốc tế
Tội ác quốc tế được hiểu là các hành vi đe doạ hoà bình và an ninh nhân loại. Loại này được xác định trong một loạt văn bản pháp lý quốc tế, như trong Công ước về chống tội diệt chủng năm 1948, Công ước năm 1973 về chống chủ nghĩa Apacthai, Công ước về không áp dụng thời hiệu khỏi tố đối với các tên tội phạm chiến ttanh chôhg nhân loại năm 1968…
Vì chưa có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế, Ưỷ ban luật quốc tế của Liên hợp quốc đang tiến hành soạn thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế). Theo Điều 19 Dự thảo Công ước này, các vi phạm pháp luật quốc tế được hiểu là hành vi của quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế, không phụ thuộc vào khách thể của các cam kết đó, còn tội ác quốc tế được hiểu là hành vi trái pháp luật quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống quốc tế, xâm phạm tới lợi ích sống còn của các quốc gia và các dân tộc, chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đe dọạ hoà bình, an ninh nhân loại, ví dụ, xâm lược, thiết lập và duy trì chế độ thuộc địa, chế độ Apacthai, gây ô nhiễm bầu khí quyển và biển mang tính chất nghiêm trọng… Như vây, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khác không phải tội ác quốc tế được coi là vi phạm pháp luật quốc tế thông thường.
Việc thống kê và phân biệt các tội phạm quốc tế như trên do Uỷ ban luật quốc tế của Liên hợp quốc dự thảo không phải là bất di bất dịch. Theo ý kiến của Uỷ ban, trong tương lai, có thể xuất hiện một số loại vi phạm mới. Theo ý kiến của Uỷ ban, một số loại vi phạm pháp luật quốc tế kể trên cần được áp dụng một chế độ trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Cụ thể, đối với các vi phạm pháp luật quốc tế thông thường thì chỉ quốc gia bị hại có quyền yêu cầu Toà án giải quyết, trong khi đó, đối với tội ác quốc tế thì các chủ thể khác của luật quốc tế và thậm chí cả cộng đồng quốc tế đều có thể có hành động cần thiết để trừng trị chủ thể đã gây ra tội ác đó.
2.2 Các vi phạm pháp luật quốc tế thông thường
Vi phạm pháp luật quốc tế thông thường là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với pháp luật quốc tế và về mức độ, không nghiêm trọng như tội ác quốc tế nhưng đã gây thiệt hại cho một hoặc một số chủ thể luật quốc tế khác, ví dụ, việc không hàrih động cần thiết để dẫn tới hành động chống lại đại diện ngoại giao nước ngoài; vi phạm các nghĩa vụ thương mại… Trong các trường hợp đó, trách nhiêm pháp lý đặt ra trong quan hệ giữa chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế với chủ thể bị thiệt hại.
Khi xác định đâu vi phạm pháp luật quốc tế, cần phải có sự phân biệt với hành vi thiếu thân thiện của các quốc gia. Hành vi thiếu thân thiện được hiểu là một hành vi của quốc gia làm thiệt hại cho quốc gia khác nhưng không vi phạm tới cam kết quốc tế. Các hành vi thiếu thân thiện đó làm thiệt hại tới lợi ích không được luật quốc tế bảo vệ của các quốc gia khác. Ví dụ, hành vi hạn chế một số quyền của cá nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại; tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu; quốc hữu hoá đối với sở hữu nước ngoài. Trong các trường hợp như vậy, quốc gia bị đối xử thiếu thâii thiện có quyền tự hành động để đối phó lại nhưng không được vi phạm các quy định và cam kết quốc tế. Hiện tại, luật quốc tế chưa có quy định cấm áp dụng các hành vi thiếu thân thiện kiểu nêu trên trong quan hệ quốc tế. Do vậy, vai trò quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đức và chính trị quốc tế.
Ngoài ra, còn cần có sự phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là loại tội phạm có tính chất quốc tế. Tội phạm mang tính chất quốc tế là các tội phạm hình sự, do các cá nhân thực hiên, xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và mang tính chất nguy hiểm trên phạm vi quốc tế.
Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công ước quốc tế về đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt (tội không tặc, tội khủng bố, tội buôn bán ma tuý, chất phóng xạ…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia được ban hành trên cơ sở các công ước đó.
Đặc điểm khác biệt cơ bản của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, những tội phạm này được thực hiện bởi các cá nhân, không có liên quan tới chính sách của quốc gia. Nói cách khác, các cá nhân khi phạm tội phạm có tính chất quốc tế không phải là các nhà chức trách hoặc công chức thay mặt quốc gia khi thi hành công vụ), về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhân, do vậy các loại tội phạm trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế.
Trên đây là Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật quốc tế mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tiên Hiệp, Phủ Lý, Hà Nam. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 70,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng tại Đại Đồng, Tràng Định, Lạng Sơn
- Trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung nhanh tại Yên Giả, Quế Võ, Bắc Ninh
- Luật sư tư vấn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Dịch vụ luật sư bào chữa tại Huyện Phù Ninh.