Khi nào được rút bảo hiểm xã hội? – Zluat.

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều chủ thể là những người lao động có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần để nhằm mục đích có thể giải quyết những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, việc rút bảo hiểm xã hội một lần cũng sẽ khiến cho các chủ thể là những người lao động chịu nhiều thiệt thòi cho chính mình. Chắc hẳn, thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong số những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Vậy khi nào được rút bảo hiểm xã hội? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Khi nào được rút bảo hiểm xã hội?

1. Khi nào được rút bảo hiểm xã hội?

Rút bảo hiểm xã hội một lần là một trong số những quyền lợi của người dân khi người dân tham gia vào bảo hiểm xã hội. Để các chủ thể được rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì các thủ thể đó sẽ cần phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 thì các chủ thể là những người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:

– Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

– Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp người lao động ra nước ngoài để định cư.

– Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp người đó đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Trong trường hợp thông thường, nếu như các chủ thể không thuộc các trường hợp ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo, phục viên, xuất ngũ hoặc không đủ điều kiện được hưởng lương hưu thì sau 1 năm nghỉ việc thì các chủ thể sẽ được làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo nghị quyết 93/2015/QH13.

Theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định về việc thực hiện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như sau: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Như vậy, sau 1 năm nghỉ việc được tính từ khi người lao động chấm dứt đóng BHXH, và điều kiện nghỉ việc đủ một năm trở lên là điều kiện đủ để bạn có thể hưởng BHXH một lần. Hiên nay pháp luật cũng không có quy định cụ thể về thời hạn rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi đủ điều kiện. Do đó, nếu bạn đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bạn có quyền lựa chọn rút BHXH một lần bất kể thời điểm nào căn cứ vào nhu cầu thực tế của bạn.

2. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?

* Người lao động đóng BHXH bắt buộc

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

– Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

Mức điều chỉnh Năm
5,1 Trước năm 1995
4,33 1995
4,09 1996
3,96 1997
3,68 1998
3,53 1999
3,58 2000
3,59 2001
3,46 2002
3,35 2003
3,11 2004
2,87 2005
2,67 2006
2,47 2007
2,01 2008
1,88 2009
1,72 2010
1,45 2011
1,33 2012
1,25 2013
1,2 2014
1,19 2015
1,16 2016
1,12 2017
1,08 2018
1,05 2019
1,02 2020
1 2021
1 2022

Lưu ý: Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

* Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn cụ thể cách tính tiền BHXH 01 lần mà người lao động tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Mức hưởng BHXH 01 lần = (1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014) Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (*)

Trong đó:

– Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

– (*) Trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.

– Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (áp dụng từ ngày 01/01/2018) được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng BHXH tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)

– Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Mbqtn = (Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 2,01 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Mức điều chỉnh 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00

Lưu ý: Mức hưởng BHXH một lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH, trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng. Mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

3. Mẫu đơn xin rút tiền bảo hiểm xã hội mới nhất 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội………………………………

Họ và tên (1): …………………………………. sinh ngày …../…../…….. giới tính……..

Mã số BHXH:……………………………………………………….

Số CMND/căn cước công dân/ Số Hộ chiếu: …………. do ……………………. cấp ngày ….. tháng ….. năm…….;

Số điện thoại di động (2):  ………………………………..

Địa chỉ liên hệ (3):………………………………………………………………………………..

…………………………….. (4)

Nội dung yêu cầu giải quyết (5):

 BHXH một lần

​Lương hưu. Thời điểm hưởng từ tháng … năm …….

– Lý do nộp chậm (6): ……………………………………………………………………………

 Trợ cấp một lần để đi nước ngoài định cư

 Chuyển nơi hưởng (hồ sơ chờ hưởng) lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng … năm ………

 Hưởng lại lương hưu/trợ cấp BHXH từ tháng … năm …

 Nhận lương hưu/trợ cấp BHXH của những tháng chưa nhận

Yêu cầu khác (7)……………………………………………………………………………..

Địa chỉ nhận lương hưu/trợ cấp BHXH/nơi cư trú mới (8)

………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký KCB: ……………………………………………………………

Hình thức nhận tiền lương hưu/trợ cấp BHXH (9)

Tiền mặt         Tại cơ quan BHXH          Qua tổ chức dich vụ BHXH

ATM: Chủ tài khoản ………………………………. Số tài khoản ……………….. Ngân hàng …………………………………. Chi nhánh ………………………………

Cam kết của người hưởng BHXH một lần/Giải trình trong trường hợp nộp hồ sơ chậm (10): …………………………………………………….

………….., ngày ……. tháng ….. năm ……

Người làm đơn

 (Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Khi nào được rút bảo hiểm xã hội? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *