Mẫu đơn xin rút đơn kháng cáo dân sự (Cập nhật 2023).

Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là những bản án, quyết định sơ thẩm còn trong thời hạn kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tức là người có quyền kháng cáo vẫn có thể thực hiện việc kháng cáo với các vụ án dân sự theo quy định. Vậy mẫu đơn xin rút đơn kháng cáo dân sự như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Nội dung và lưu ý khi soạn thảo mẫu đơn xin rút kháng cáo

1. Quy định đơn rút kháng cáo dân sự

Đơn rút kháng cáo dân sự là một văn bản mà cá nhân, tổ chức yêu cầu rút toàn bộ hoặc một phần nội dung kháng cáo đã nộp trước đó tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đình chỉ giải quyết kháng cáo của đương sự trong vụ án dân sự.

Người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo bản án của Tòa án sẽ là đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), cá nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của đương sự đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thẩm quyền thụ lý kháng cáo, rút đơn kháng cáo vụ án dân sự

  • Đơn kháng cáo sẽ phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 7 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thời hạn kháng cáo, rút kháng cáo.

Theo quy định tại điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo.

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án dân sự Tòa án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
  • Trong trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hay không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo sẽ được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Trường hợp kháng cáo quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 07 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được quyết định hoặc được niêm yết theo quy định của pháp luật.
  • Đối với những trường hợp người khởi kiện gửi đơn lên cơ quan giải quyết thông qua hình thức bưu chính thì thời hạn kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
  • Người bị tạm giam muốn kháng cáo thì ngày kháng cáo sẽ dựa trên ngày mà đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận

Theo quy định tại Điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Qua đó, thời hạn rút đơn kháng cáo trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Việc rút đơn kháng cáo tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và Tòa án phúc thẩm sẽ đưa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo rút.

2. Mẫu đơn rút kháng cáo dân sự

Nội dung của mẫu đơn rút kháng cáo dân sự phải phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Dưới đây là mẫu đơn  mang tính chất tham khảo, Quý bạn đọc cần phải tra cứu pháp luật kĩ càng hoặc nhờ Luật sư để được tư vấn trước ghi nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm 20..

ĐƠN RÚT KHÁNG CÁO

– Căn cứ Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

– Căn cứ ………….

Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………

Tôi tên là: ………… Sinh ngày: ………

CMND/CCCD số: ………… Ngày cấp……….  Do: …………

Hộ khẩu thường trú: ……..

Nơi ở hiện nay: …………….

Số điện thoại: ………………

Là ……………….. trong vụ án ……………. số: …………..

Tôi xin được trình bày với Quý tòa nội dung sau:…………………………………………..

…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..…………………………………………..………………………………

Dựa vào Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, tôi xin rút lại toàn bộ kháng cáo.

Kính đề nghị … xem xét và chấp thuận và ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Hướng dẫn viết đơn rút kháng cáo dân sự

  • Trước tiên phải ghi rõ quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Địa danh, ngày, tháng, năm.
  • Tên văn bản.
  • Căn cứ ban hành văn bản
  • Phần kính gửi phải ghi đầy đủ tên gọi của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án. Cụ thể Tòa án nơi người kháng cáo nộp đơn kháng cáo.
  • Phần nội dung, người làm đơn cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cá nhân (Tên, năm sinh, CCCD/CMND/Hộ chiếu, nơi cư trú, số điện thoại,…). Trong phần này, người làm đơn cần phải chú ý đến nguyên nhân, lý do nộp đơn kháng cáo để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét việc rút đơn kháng cáo đó có hợp lý tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phúc thẩm.
  • Người làm đơn cần phải đưa ra lời cam đoan đối với những sự việc đã trình bày là hoàn toàn là đúng sự thật.
  • Cuối đơn, người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Trên đây là các thông tin về Mẫu đơn xin rút đơn kháng cáo dân sự (Cập nhật 2023) mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Zluat của chúng tôi. Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư