Trước khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong triển khai áp dụng các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thường có kế hoạch tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về mẫu giấy mời tập huấn an toàn thực phẩm hiện nay.

1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.
2. Ai cần phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm?
Theo điểm đ, Khoản 1, Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, khi tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thuộc Khoản 3 Điều 2, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Từ đó, có thể thấy rằng, chủ cơ sở sẽ là người tập huấn vệ sinh ATTP. Và sau đó chủ cơ sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm là các văn bản về an toàn thực phẩm còn hiệu lực, tài liệu được phê duyệt, phát hành (tài liệu tập huấn và đánh giá có thể tải trên website của Cục An toàn thực phẩm). Chủ cơ sở chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận.
Các đơn vị quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương không thực hiện việc xác nhận kiến thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
=>> Xem thêm Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm 2022, Quy định tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm [2023], Mẫu đơn xin tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.
3. Tại sao doanh nghiệp phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên?
Đào tạo tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là việc vô cần cần thiết. Điều này sẽ giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm có được những kiến thức cơ bản cũng như quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, họ sẽ biết cách ngăn ngừa rủi ro, chủ động phòng tránh để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cũng là thành phần hồ sơ bắt buộc phải có khi doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều an toàn thực phẩm. Mặt khác, đây cũng là một trong những giấy tờ cần thiết thường bị kiểm tra định kỳ bởi đơn vị chức năng, trường hợp doanh nghiệp không danh sách chuyên viên đã hoàn thành tập huấn sẽ bị xử phạt hành chính theo hướng dẫn của pháp luật.
4. Mẫu giấy mời tham gia khóa tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm
THƯ MỜI
Tham dự tập huấn, đào tạo về an toàn thực phẩm
Để tạo điều kiện phát triển và giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật mới quy định doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, trong đó có hoạt động tập huấn, đào tạo về an toàn thực phẩm, cụ thể:
– Nghị định số 15/NĐ-CP/2018 ngày 02/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Tại Điều 28, Khoản 1, điểm b) quy định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có “đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan”.
– Thông tư số 18/TT-BYT/2019 ngày 17/7/2019 hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Tại Điều 3, Khoản 1, điểm b) quy định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao. Nhân viên tại các vị trí của cơ sở sản xuất phải được đào tạo và định kỳ đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản của GMP và các công việc chuyên môn đang đảm trách”.
– Nghị định số 155/NĐ-CP/2018 ngày 12/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Tại Điều 4, Khoản 2 quy định “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm”.
– Nghị định số 115/NĐ-CP/2018 ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Tại Điều 9, Khoản 3, điểm đ) quy định “Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ đối với hành vi sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm”.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật nêu trên, Viện An toàn thực phẩm và Dinh Dưỡng (Viện đã được Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào tạo liên tục B77 theo Quyết định số 212/QĐ-K2ĐT ngày 10/10/2019) thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo:
1. Tập huấn:
a)Tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc liên quan.
b)Tập huấn và cấp Giấy chứng nhận nguyên tắc, quy định áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc liên quan.
c)Tập huấn và cấp Giấy chứng nhận nghiên cứu độ ổn định, xác định hạn sử dụng của sản phẩm trong Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc liên quan.
d)Tập huấn và cấp Giấy chứng nhận nâng cao năng lực triển khai Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc liên quan.
2. Đào tạo:
a)Đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm cho người lấy mẫu thực phẩm khi tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra thực phẩm hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp.
b)Đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp cứu và giáo dục sức khỏe cộng đồng về an toàn thực phẩm cho người bắt buộc có chứng nhận sơ cấp cứu, giáo dục sức khỏe cộng đồng về an toàn thực phẩm hoặc liên quan.
c)Đào tạo và cấp chứng chỉ dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng cho người bắt buộc có kiến thức dinh dưỡng cộng đồng, tư vấn viên, chăm sóc khách hàng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bổ sung, thực phẩm đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc liên quan.
d)Đào tạo và cấp chứng chỉ dinh dưỡng tiết chế cho người bắt buộc có chứng chỉ dinh dưỡng tiết chế, nhân viên khối ngành chế biến thực phẩm hoặc liên quan.
- Thời gian tập huấn, đào tạo:
– Thứ năm hàng tuần nếu đủ số lượng học viên:
+ Tại Hà Nội (Tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (54 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1, TP HCM).
– Thời gian thỏa thuận nếu doanh nghiệp đủ số lượng học viên học tại cơ sở của mình.
- Kinh phí tập huấn: Chi tiết theo loại hình tập huấn, đào tạo.
Để thuận lợi cho việc đăng ký tham dự, Viện kính đề nghị học viên điền vào Phiếu đăng ký (đính kèm) và gửi theo địa chỉ E.mail: [email protected]
Mọi chi tiết xin liên hệ qua E.mail trên hoặc số điện thoại Bùi Minh Chiến 0975894165.
Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp tham dự./.
VIỆN TRƯỞNG GS.TS. Phan Thị Kim |
5. Quy trình tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về quy trình như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn cho nhân viên. Tùy vào sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào thì doanh nghiệp chuẩn bị bộ tài liệu tương ứng. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi tại:
Quyết định 1390/QĐ-BCT năm 2020 đối với sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
Quyết định 37/QĐ-ATTP năm 2015 và Quyết định 216/QĐ-ATTP năm 2014 đối với sản phẩm thuộc quản lý Bộ Y Tế.
Quyết đinh 381/QĐ-QLCL năm 2014 đối với sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
Bước 2: Tiến hành lập quyết định về tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Dựa trên số câu hỏi có sẵn để chọn và soạn thành bộ đề chính thức.
Bước 3: Tổ chức thi kiến thức an toàn thực phẩm cho các nhân viên thuộc đối tượng phải tham gia tập huấn theo quy định pháp luật.
Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm, đánh giá, tổng kết kết quả thi của nhân viên.
Bước 5: Những nhân viên đạt sẽ được doanh nghiệp xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, lập danh sách hoàn chỉnh và lưu hồ sơ, tài liệu chứng minh đã tập huấn.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ đã đăng ký
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
6.2. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào?
Đó là Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
6.3. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm là bao lâu?
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Ban Quản lý An toàn thực phẩm/ Chi cục an toàn thực phẩm lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân đã tiến hành đăng ký.
Trên đây là một số thông tin về Giấy mời tập huấn an toàn thực phẩm, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.