Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Vậy Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thực hiện dân chủ cơ sở là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cụ thể tại Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:
– Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
– Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
– Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, cụ thể như sau:
– Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Công dân có các quyền được quy định tại Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:
– Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
– Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
– Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cụ thể tại Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
– Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Theo Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, khi thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân bị nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(Phát triển và luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)
– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)
– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
– Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở mới nhất 2023
TÊN DOANH NGHIỆP ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/QĐ…… | ………, ngày tháng năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
GIÁM ĐỐC CÔNG TY …
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ Điều lệ (Quy chế hoạt động) của Công ty…;
Xét đề nghị của ……………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của Công ty …
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Ban Giám đốc; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; các đơn vị trực thuộc và toàn thể người lao động làm việc tại Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban GĐ Cty; – BCH CĐCS Cty; – Công đoàn cấp trên trực tiếp; – Lưu: VT, CĐCS. |
GIÁM ĐỐC (Ký tên và đóng dấu) |
TÊN DOANH NGHIỆP ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Kèm theo Quyết định số …………../QĐ-…….. ngày… tháng… năm 202…. của Giám đốc Công ty )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (QCDC) của Công ty….
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty.
- Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty.
- Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty (viết tắt BCH CĐCS).
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Tổ chức thực hiện QCDC không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện QCDC
- Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước;
- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;
- Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Mục 1
NỘI DUNG NSDLĐ CÔNG KHAI, NLĐ THAM GIA Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;
- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ;
- Các thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ tham gia (thỏa ước cấp doanh nghiệp, thỏa ước ngành, thỏa ước nhóm doanh nghiệp);
- Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do NLĐ đóng góp (nếu có);
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN;
- Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Hình thức công khai
- Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ;
- Thông báo bằng văn bản cho BCH CĐCS để thông báo đến đoàn viên, NLĐ;
- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
- Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Điều 7. Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
- Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hình thức lấy ý kiến
- Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ;
- Lấy ý kiến thông qua BCH CĐCS;
- Lấy ý kiến tại Hội nghị NLĐ; đối thoại tại nơi làm việc;
- Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để NLĐ tham gia ý kiến;
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Điều 9. Những nội dung, hình thức NLĐ được quyết định
- Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật;
- Gia nhập hoặc không gia nhập CĐCS;
- Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
- Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết TƯLĐTT theo quy định của pháp luật;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên;
- Hình thức quyết định của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nội dung, hình thức NLĐ được kiểm tra, giám sát
- Việc thực hiện hợp đồng lao động và TƯLĐTT;
- Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
- Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp;
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;
- Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;
- Hình thức kiểm tra, giám sát của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật (thông qua kiểm tra, giám sát của CĐCS; Hội nghị NLĐ hàng năm; công khai, dân chủ; hoạt động đối thoại tại nơi làm việc…).
- NLĐ được quyền giám sát các nội dung theo khoản 6, Điều này (trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh được quy định trong Nội quy lao động của Công ty).
Mục 2. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Mục 3 .TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Zluat để được giải đáp nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.
- Luật sư ly hôn Đồng thuận phân chia quyền nuôi con nhanh tại Phước Bình, Long Thành, Đồng Nai
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Phường Vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia quyền nuôi con nhanh chóng tại Phú Thượng, Võ Nhai, Thái Nguyên
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp tài sản chung nhanh tại An Đổ, Bình Lục, Hà Nam