Môi giới hối lộ là gì?.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa hành vi môi giới hối lộ. Tuy nhiên có thể hiểu môi giới hối lộ là hành vi của một người làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai bên. Trong bài viết dưới đây, quý bạn đọc hãy cùng Zluat tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề Môi giới hối lộ là gì?

Môi Giới Hối Lộ Là Gì
Môi giới hối lộ là gì?

1. Hành vi môi giới hối lộ

Môi giới hối lộ là (Hành vi) làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai.

Hành vi môi giới hối lộ là hành vi tạo điều kiện cho việc đạt được sự thỏa thuận hoặc để thực hiện sự thỏa thuận về đưa và nhận hối lộ. Một số dạng việc làm cụ thể của hành vi môi giới hối lộ có thể xảy ra như giúp hai bên gặp nhau, giúp việc chuyển hoặc nhận của hối lộ… Hành vi môi giới hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, hành vi này bị Luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm. Tuy nhiên, hành vi này chỉ được quy định là tội danh độc lập từ khi pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ năm 1981 có hiệu lực. Trước đó, Sắc luật số 03 năm 1976 chỉ quy định tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ và coi hành vi môi giới hối lộ là hành vi giúp sức nhận hoặc đưa hối lộ. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, môi giới hối lộ đều được quy định là tội danh độc lập “tội làm môi giới hối lộ”.

Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự năm 4999, tội này được quy định tại một điều luật riêng với 4 khung hình phạt khác nhau và mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù 20 năm. Theo Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi làm môi giới hối lộ chỉ cấu thành tội phạm khi của hối lộ có giá trị từ 500. 000 đồng trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc là trường hợp vi phạm nhiều lần. Người phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác.

2. Thế nào là tội môi giới hối lộ

Môi giới hối lộ là hình thức trung gian giúp việc xác lập và thỏa thuận việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa hối lộ chuyển tiền, của hối lộ cho người nhận.

Người mô giới hối lộ có hành vi cố ý giới thiệu hoặc giúp cho bên đưa hối lộ và bên nhận hối lộ gặp nhau để thỏa thuận việc hối lộ (như chọn địa điểm, thời gian, chuyển lời đề nghị, yêu cầu… giữa hai bên), kể cả chuyển hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho bên đưa hối lộ hoặc bên nhận hối lộ. Thời điểm hoàn thành tội môi giới hối lộ được tính từ thời điểm bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ đạt được sự thỏa thuận đưa và nhận hối lộ. Giá trị tiền, của hối lộ phải từ hai triệu đồng trở lên (mức khởi điểm). Nếu giá trị tiền, của hối lộ dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

3. Tội môi giới hối lộ xử lý như thế nào?

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

4. Biểu hiện của tội môi giới hối lộ

Môi giới hối lộ được biểu hiện qua nhiều hành vi đa dạng như:

– Giới thiệu người đưa hối lộ với người nhận hối lộ;

– Thúc đẩy, tạo điều kiện để hai bên đưa và nhận hối lộ xúc với nhau;

– Người môi giới có thể gặp người nhận hối lộ để truyền đạt thông tin, yêu cầu từ người đưa hối lộ hoặc ngược lại. Việc làm này có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần;

– Thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa và nhận hối lộ gặp nhau. Trong một số trường hợp, người môi giới có thể có mặt trong cuộc gặp giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ.

Môi giới hối là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, môi giới hối lộ bị Bộ luật Hình sự Việt Nam coi là tội phạm.

5. Chủ thể và khách thể tội môi giới hối lộ

Chủ thể: Cũng như đối với tội đưa hối lộ, chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn và cũng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Việc nhà làm luật quy định tội phạm này trong chương “các tội phạm về chức vụ” là vì khách thể của tội phạm chứ không phải vì chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội làm môi giới hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm môi giới hối lộ, nhưng không phải là bắt buộc đối với tội phạm này.

Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người không có chức vụ, quyền hạn thì họ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này khi đủ tuổi (16 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.Khách thể: Khách thể của tội làm môi giới hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thoái hóa biến chất. Làm môi giới hối lộ chính là hành vi giúp sức, tiếp tay không chỉ cho một tội phạm mà cho nhiều tội phạm mà thể là tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ.Như vậy, trong bài viết này, Zluat đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Môi giới hối lộ là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *