Trong bài viết này, Zluat Group xin trả lời câu hỏi sau “ Một người mua bảo hiểm y tế hai lần” hay nói cách khác là một người có quyền mua bảo hiểm y tế hai lần không theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế
1.1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế
Theo Điều 1.1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế được định nghĩa là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Nói cách khác, bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
1.2. Định nghĩa về thẻ bảo hiểm y tế
Theo Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì “thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế có các nội dung cụ thể như sau:
- Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
- Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
- Thời gian tham gia bảo hiểm y tế
- Ảnh thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế
2. Số lượng thẻ bảo hiểm y tế một cá nhân được quyền mua
Căn cứ khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế năm 2014, quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế thì “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”. Đồng thời, tại Điều 16 của văn bản trên cũng đề cập “Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế”
Như vậy, một người không thể cùng lúc sở hữu và sử dụng 2 thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng tại điều 12 Luật BHYT.
Dẫn chiếu đến các đối tượng được quy định ở Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 đó là:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.”
Ngoài ra căn cứ Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT còn có quy định: “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hưởng nhiều loại bảo hiểm y tế
Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hưởng nhiều loại bảo hiểm y tế khác nhau, thì sẽ quy định theo Khoản 2 Điều 13 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 :
Đối với mức đóng và trách nhiệm đống bảo hiểm y tế:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Đối với các trường hợp liên quan đến bảo hiểm y tế
- Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
- Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
- Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng…
Tóm lại, từ những phân tích trên, có thê hiểu, một cá nhân không thể cùng một lúc sở hữu và sử dụng đồng thời 2 thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng được xác định thứ tự đầu tiền theo quy định tại Điều 12; và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |