1. Cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức”.Vậy cán bộ, công chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức năm 2022
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức đóng bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức hằng tháng như sau:– Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.Cụ thể hơn, khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng nêu rõ: Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của nhóm đối tượng này bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.Như vậy, việc tính đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được căn cứ theo cùng một mức tiền. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:– Mức lương;– Phụ cấp lương;– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.Như vậy, có thể xác định mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của cán bộ, công chức trong năm 2022 như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Trong đó:Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.Lưu ý:– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.– Nếu mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.Hiện nay, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất là 20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức năm 2022 cao nhất là 1,5% x 29,8 triệu đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.– Trường hợp cán bộ, công chức tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm do người sử dụng lao động đóng đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau như (nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng) thì mức đóng bảo hiểm y tế cho cán bộ, công chức trên cơ sở thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
3. Mức đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng khác:
- Đối với đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng: Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
- Đối với đối tượng là người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản
- Đối với đối tượng là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp
- Đối với các đối tượng khác: Bằng 4,5% mức lương cơ sở
- Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Câu hỏi thường gặp
Đối với đối tượng là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mức đóng bao nhiêu?
Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp
Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình mức đóng bao nhiêu?
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức”.Vậy cán bộ, công chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của cán bộ, công chức được tính ra sao?
Mức đóng bảo hiểm y tế = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcTrên đây là những thông tin làm rõ quy định của pháp luật về mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức năm 2022 của Công ty Zluat. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Tư vấn luật kinh doanh bảo hiểm tại Huyện Văn Giang.
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận trọn gói tại NT Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La
- Dịch vụ trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp tài sản nhanh tại Ia Hrú, Chư Pưh, Gia Lai
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận chia tài sản chung và nợ chung trọn gói tại Xuân Sơn Bắc, Đồng Xuân, Phú Yên
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Hùng Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 30,000 đồng.