Trong nền kinh tế phát triển hiện nay, Việt Nam luôn đề cao và chú trọng tăng năng suất lao động. Đó là yếu tố quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và là điều kiện tiên quyết. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo.

1. Năng suất lao động là gì?
Năng suất trong tiếng anh là Productivity,. Định nghĩa Năng suất là một thước đo hiệu quả kinh tế so sánh lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ( đầu ra ) với lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó.
Năng suất lao động là thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất của một công ty, nó được tính bằng cách đo lường số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất so với giờ lao động của nhân viên hoặc bằng cách đo lường doanh thu thuần của một công ty so với giờ lao động của nhân viên.
Năng suất lao động có thể được chia nhỏ hơn nữa theo lĩnh vực để xem xét xu hướng tăng trưởng lao động, mức lương và cải tiến công nghệ. Lợi nhuận của công ty và lợi nhuận của cổ đông có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng năng suất.
Năng suất lao động phản ánh kết quả trong quá trình làm việc của mỗi người. Trong một số ngành nghề, năng suất lao động có tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động.
2. Phân loại năng suất lao động
Thông thường năng suất lao động sẽ được chia ra thành nhiều tiêu thức khác nhau, tuy nhiên để nhận biết dễ nhất thì người ta chia chúng ra thành 02 loại. Đó là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
– Năng suất lao động cá nhân
Năng suất lao động cá nhân chính là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động xét trong một đơn vị thời gian. Chúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất vì thường được biểu hiện bằng đầu ra tính trên một giờ lao động. Do vậy việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.
Tăng năng suất lao động cá nhân có nghĩa là giảm chi phí lao động và từ đó dẫn đến việc giảm giá trị của một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và tăng lợi nhuận cho công ty. Đáng chú ý năng suất lao động cá nhân lại phụ thuộc chủ yếu vào bản thân người lao động như sức khỏe, tay nghề, trình độ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác, công cụ lao động và người đó sử dụng là thủ công, thô sơ, cơ khí hay là hiện đại.
– Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội chính là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc là của tất cả các cá nhân trong xã hội. Có thể năng định năng suất lao động xã hội chính là chỉ tiêu hoàn hảo nhất để giúp mọi người đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của phạm vi toàn xã hội. Trong điều kiện xã hội hiện năng, năng suất lao động xã hội ở phạm vi vĩ mô sẽ được hiểu là năng suất lao động của quốc gia. Phản ánh tổng thể giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể. Đặc biệt nó còn là chỉ tiêu để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế một quốc gia và có thể so sánh giữa các nước.
Năng suất lao động xã hội chỉ tăng lên khi chi phí lao động và lao động quá khứ cùng giảm. Hiểu đơn giản là đã có sự gia tăng lên của năng suất lao động cá nhân, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu ở trong sản xuất. Ngoài ra năng suất lao động xã hội còn phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động và còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất, điều kiện lao động, điều kiện tự nhiên,…
3. Yếu tố quyết định đến năng suất lao động
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến năng suất trong lao động. Các yếu tố sau đây sẽ là những tác nhân chính quan trọng mang tính quyết định cho năng suất:
- Vốn nhân lực: Các yếu tố như kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong công việc là vốn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
- Vốn vật chất: Là những công cụ sử dụng để hỗ trợ cho quá trình làm việc được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức hơn.
- Tài nguyên thiên nhiên: Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do tự nhiên đem lại, gồm 2 loại tài nguyên là tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo.
- Tri thức công nghệ: Tri thức công nghệ là những hiểu biết về cách để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó một cách tốt nhất, tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tri thức công nghệ có thể được ứng dụng từ những cái đã có sẵn hoặc từ những cái tự nghiên cứu phát minh.
4. Mục đích của đo lường năng suất lao động
Là một người làm kinh doanh, do đó cần hiểu được rằng việc đo lường năng suất là rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là 3 mục đích chính của việc đo lường năng suất lao động:
- Đo lường năng suất trong lao động để giúp doanh nghiệp có thể quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ quá trình làm việc của người lao động, đánh giá được mức độ hiệu quả trong công việc của mỗi người.
- Đo lường năng suất để thực hiện các chế độ đãi ngộ, khen thưởng hay xử phạt nhân viên sẽ trở nên khách quan, công bằng hơn.
- Đo lường năng suất nhằm giúp dễ dàng so sánh mức độ cạnh tranh giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Thông qua đó sẽ có những phương hướng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
5. Tiêu chí đánh giá năng suất lao động
Để xem xét năng lực làm việc của người lao động, doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá năng suất lao động, cụ thể như sau:
- Mức độ làm việc của nhân viên: Dựa vào KPI cụ thể đã được đặt ra cho từng nhân viên để đánh giá mức độ hoàn thành công việc và năng suất của nhân viên đó.
- Kết quả đạt được trong công việc cũng là tiêu chí mà doanh nghiệp áp dụng để đánh giá năng suất lao động của nhân viên.
- Đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu: Có 2 phương thức để đánh giá theo mục tiêu đó là đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu hành chính và kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển.
6. Cách tính năng suất lao động theo doanh thu
Có ba phương pháp để đo lường năng suất lao động (NSLĐ), gồm: NSLĐ tính bằng hiện vật, NSLĐ tính bằng giá trị (tiền) và NSLĐ tính bằng thời gian lao động. Mỗi phương pháp tính đều có ưu và nhược điểm riêng.
Phương pháp | NSLĐ tính bằng hiện vật | NSLĐ tính bằng giá trị | NSLĐ tính bằng thời gian lao động |
Công thức tính | W = Q/T
Trong đó: – W là mức NSLĐ của một lao động – Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật – T là tổng số lao động |
W = Q/T
Trong đó: – W là mức NSLĐ của một lao động (tính bằng tiền) – Q là tổng sản lượng (tính bằng tiền) – T là tổng số lao động |
L = T/Q
Trong đó: – L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm – T là thời gian lao động hao phí – Q là tổng sản lượng
|
Ưu điểm | – Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả;
– Có thể so sánh mức NSLĐ giữa doanh nghiệp (DN) hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm; – Đánh giá trực tiếp hiệu quả của lao động |
– Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, có thể tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của phương pháp tính bằng hiện vật;
– Tổng hợp chung được các kết quả mà DN đã tạo ra trong kỳ như thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…
|
Phản ánh cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm.
|
Nhược điểm | – Chưa phản ánh đúng hiệu quả của lao động vì chỉ tính cho thành phẩm mà không tính cho các sản phẩm dở dang;
– Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định, không thể dùng làm chỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, giữa các DN sản xuất nhiều loại sản phẩm; – Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua; – Rất khó thực hiện cho sản phẩm dịch vụ. |
– Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả;
– Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ, DN nào dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức NSLĐ cao; – Nếu lượng sản phẩm hợp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức NSLĐ của DN.
|
Việc tính toán phức tạp mà không dùng được để tính tổng hợp NSLĐ bình quân của một ngành hay một DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
|
Ở Việt Nam, thường chọn cách tính NSLĐ bằng giá trị. Theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng tổng sản phẩm trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố (GRDP) tính bình quân trên một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm.
7. Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay
Năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tăng 2,5 lần, từ 70,3 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 171,8 triệu đồng/lao động năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong 10 năm 2011-2020 đạt 6,0%, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4% (vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,0%).
Tuy vậy, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và sự chênh lệch nội địa có xu hướng gia tăng. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc độ tăng tương đối cao do quá trình chuyển dịch cơ cấu.
Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng thấp và không ổn định, chủ yếu do tham gia ở phân khúc giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy tăng trưởng. Năng suất lao động của khu vực dịch vụ giữ xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định và dựa nhiều vào các ngành dịch vụ truyền thống.
Theo vùng kinh tế trọng điểm, năng suất lao động không đồng đều, kết quả cao chủ yếu ở một số thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,…) và chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam.
Đáng lưu ý, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm dần, các địa phương “dẫn dắt” trong vùng chưa phát huy hết vai trò lan tỏa, chưa đóng vai trò thúc đẩy và lôi kéo tăng trưởng của vùng. Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp đạt 309,9 triệu đồng/lao động năm 2020, tăng 93,1% so với năm 2011; mức chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp cũng ngày càng tăng.
Thực tế cho thấy, tư duy chính sách về mô hình, hoạt động kinh tế mới đã bước đầu hoàn thiện, nhấn mạnh đến năng suất lao động, đổi mới sáng tạo và động lực cho doanh nghiệp. Tuy vậy, thể chế, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp thực hiện các giải pháp và chưa xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong đảm bảo thực hiện thực chất và hiệu quả.
Trên đây là tất cả thông tin về Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |