Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì? Quy định mới nhất.

Quan hệ lao động bao giờ cũng bao gồm người sử dụng lao động và người lao động. Cả hai chủ thể này đều có quyền và nghĩa vụ cơ bản theo quy định của pháp luật. Vậy người sử dụng lao động là gì? Nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì? Quy định mới nhất. Mời các bạn tham khảo.

Nghĩa Vụ Của Người Sử Dụng Lao động Theo Quy định Mới Nhất
Nghĩa Vụ Của Người Sử Dụng Lao động Theo Quy định Mới Nhất

1. Người sử dụng lao động là gì?

Khái niệm người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

Theo đó, người sử dụng lao động có thể là cá nhân, tổ chức nói chung (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình). Riêng đối với cá nhân là người sử dụng lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là:

– Là người thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên (Người chưa thành niên không thể trở thành người sử dụng lao động)

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự, tức không mắc các bệnh thần kinh hoặc bệnh khác khiến không thể nhận thức và làm chủ hành vi và bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

– Không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản và bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Không phải người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức do tình trạng thể chất hoặc tinh thần gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức bị mất năng lực hành vi dân sự và bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Bên cạnh đó, tại Bộ luật này cũng quy định về người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. 

2. Quyền của người sử dụng lao động

Theo khoản 1 điều 6 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có các quyền:

Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Đây là quyền cơ bản, quyền đầu tiên của người sử dụng lao động. Quyền này cũng được quy định ngay trong khái niệm “người lao động” tại khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 khi người lao động chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Quyền này cũng gắn liền với một số nghĩa vụ nhất định như tạo sổ quản lý người lao động.

Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Quyền này được bổ sung so với Bộ luật lao động năm 2012 khi người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, trong khi trước đây chỉ có duy nhất một tổ chức đại diện là Công đoàn, người sử dụng lao động không được thành lập, gia nhập, hoạt động trong bất kỳ tổ chức đại diện người lao động nào khác.

Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Do pháp luật về lao động đã có sự thay đổi khi cho phép tổ chức đại diện người lao động ngoài Công đoàn được thành lập và hoạt động song song với Công đoàn, hiện nay người sử dụng lao động có thể yêu cầu tổ chức đại diện người lao động nói chung thương lượng để ký thỏa ước lao động tập thể, và các vấn đề tranh chấp, đình công không chỉ với Công đoàn.

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Người sử dụng lao động có thể đóng cửa tạm thời nơi làm việc trừ trường hợp bị cấm đóng cửa tạm thời tại điều 206 Bộ luật lao động năm 2019 liên quan đến đình công.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bộ luật lao động năm 2012 không liệt kê các quyền khác vào quy định về quyền của người sử dụng lao động. Bộ luật lao động năm 2019 đưa ra các quyền khác theo quy định của pháp luật, tức là công nhận các quyền khác được quy định ngay trong Bộ luật lao động hoặc luật khác như luật an toàn, vệ sinh lao động,… Ví dụ, người sử dụng lao động được quyền cân nhắc chọn thời điểm kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động là người khuyết tật cho phù hợp (điều 177 Bộ luật lao động năm 2019).

3. Các nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Theo Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau:

Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. Về việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa ước hợp pháp, đây là nghĩa vụ chung của các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động, trong đó có người sử dụng lao động, trên thực tế, nghĩa vụ này là nghĩa vụ có trách nhiệm với những gì người sử dụng lao động đối với người lao động và các tổ chức đại diện cho người lao động. Về vấn đề tôn trọng nhân phẩm, danh dự, người lao động cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, tuy nhiên, người sử dụng lao động là người trực tiếp tuyển dụng và trả lương người lao động, nên dễ gây ra các vấn đề không tôn trọng đối với người lao động hơn.

Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Việc thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động được quy định tại điều 63 Bộ luật lao động năm 2019 và chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính Phủ. Người sử dụng lao động thiết lập, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như người lao động với người lao động.

Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động. Người sử dụng lao động thực hiện đào tạo nghề dựa trên điều Khoản 2 Điều 59 Bộ luật lao động năm 2019, đồng thời người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng học nghề, tập nghề với người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đối với những người lao động mới.

Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Do các quy định trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, mà người sử dụng lao động lại là chủ thể thực hiện một số quyền, nghĩa vụ cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như có trách nhiệm đảm bảo an toàn nơi làm việc nên người sử dụng lao động phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về các vấn đề này.

Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động. Người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ này vì mục tiêu chung của quốc gia về nâng cao tay nghề, trình độ người lao động, giúp phát triển nguồn nhân lực đất nước.

Trên đây là tất cả thông tin về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là gì? Quy định mới nhất mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *