Người được bảo hiểm nhân thọ chết do thi hành án? [2023].

Thi hành án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Công tác điều tra, truy tố, xét xử là rất quan trọng và quyết định hình phạt của Tòa án chỉ là sự đánh giá, sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện. Còn Thi hành án hình sự là việc đưa các bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Như vậy, việc cập nhật các nội dung, thông tin về các vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây Zluat sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Người được bảo hiểm nhân thọ chết do thi hành án? [2023]

thông tư 01 về thi hành án hình sự
Người được bảo hiểm nhân thọ chết do thi hành án? [2023]

1. Thế nào là án tử hình?

Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Trong đó:

– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

– Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

+ Người đủ 75 tuổi trở lên;

+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

2. Ai là người ra quyết định thi hành án tử hình?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc do Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Y tế – Bộ Ngoại giao – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

Ra quyết định thi hành án tử hình
1. Sau khi kiểm tra hồ sơ của người bị kết án tử hình gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự, xác định người bị kết án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và không thuộc trường hợp đang bị điều tra, truy tố, xét xử về một tội phạm khác thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 77 của Luật Thi hành án hình sự.
2. Trường hợp trong một vụ án có nhiều người bị kết án tử hình thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án tử hình đối với từng người bị kết án tử hình trong vụ án đó.
Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiều lần do các Tòa án khác nhau tuyên án, thì Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm lần cuối cùng đã tuyên án tử hình có trách nhiệm ra quyết định thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình đó.Như vậy, người ra quyết định thi hành án tử hình là Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm.

Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiều lần do các Tòa án khác nhau tuyên án, thì Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm lần cuối cùng đã tuyên án tử hình có trách nhiệm ra quyết định thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình đó.

3. Trường hợp người được bảo hiểm nhân thọ chết do thi hành án tử hình thì có được nhận tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm hay không?

Các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

– Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

+ Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

+ Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

+ Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

– Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình thuộc một các trường hợp không được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trên đây là nội dung Người được bảo hiểm nhân thọ chết do thi hành án? [2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư