Người giám định tư pháp theo vụ việc là gì? Vấn đề này được Pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 có đưa ra khái niệm như sau:
” 1.Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Theo đó, Nhìn chung chúng ta có thể thây trên thực tế các nước không riêng Việt Nam đều có quan điểm là bất kỳ một chuyên gia nào không phân biệt là công chức làm việc và hoạt động trong cơ quan nhà nước hay người hành nghề tự do trong xã hội đều có thể là người giám định nếu như người đó thực sự am hiểu à có lượng kiến thức thất sự tinh thông trong lĩnh vực cần giám định và được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Bên cạnh đó thì hầu hết các nước đều có phân loại người giám định thành giám định viên người được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận và ghi danh và người giám định vụ việc.
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật ta thấy có hai hình thức đó là bổ nhiệm hay công nhân giám định viện, về bản chất có thể thấy nó khác nhau về cách thức, thủ tục bổ nhiệm hoặc công nhận, ghi danh giám định viên giữa các nước nhưng các tiêu chí về điều kiện để trở thành giám định viên của các nước về cơ bản là giống nhau. Có thể là các điều kiện về các tiêu chí và yêu cầu chung như trình độ chuyên môn và khả năng nghiệp vụ hầu hết các nước còn yêu cầu người được bổ nhiệm hoặc công nhận phải qua đào tạo nghiệp vụ giám định của từng lĩnh vực và quan trọng nhất đó chính là kinh nghiệm thực tế và các điều kiện về sức khỏe hay có thể là về phẩm chất và thời gian và những điều kiện cần thiết cho việc tham gia hoạt động giám định tư pháp.
2. Điều kiện làm người giám định tư pháp theo vụ việc
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc có được công bố hay không?
Vấn đề công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 như sau:
– Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này để ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
Danh sách kèm theo thông tin về chuyên ngành giám định, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải, rà soát và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
– Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định,
Trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do trong quyết định trưng cầu.
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này ngoài danh sách đã công bố để thực hiện giám định.
Như vậy, người giám định tư pháp theo vụ việc sau khi được lựa chọn và công nhận sẽ được lập thành danh sách và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư ly hôn Thuận tình Không có con chung nhanh tại Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Yên Dương, Hà Trung, Thanh Hóa
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Lương Hòa, Châu Thành, Trà Vinh. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 60,000 đồng.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Phường Thành Tô, Quận Hải An, Hải Phòng. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 80,000 đồng.