Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn không?.

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.Pháp luật đề ra những quy định để bảo vệ lợi ích tối đa dành cho người lao động . Bài viết hôm nay của chúng ta sẽ tìm hiểu về Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn không? . Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 

Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn không?
Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn không?

1. Độ tuổi lao động của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019

Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động 2019. 

Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ một số trường hợp sau:

– Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.

(Khoản 3, 4 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019)

2. Người lao động chưa thành niên là gì? Cơ sở pháp lý

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chưa thành niên là người lao động sau đây:

– Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019.

– Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.

Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc như sau:

(1) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau:

– Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

– Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

– Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;

– Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

(2) Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019.

(3) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi

Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng phải đáp ứng điều kiện sau:

– Không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi;

– Phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi

Căn cứ khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó:

– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

– Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Việc sử dụng người lao động cao tuổi được quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

4.Lao động khuyết tật là gì? Quy định về người lao động khuyết tật

Lao động khuyết tật là người lao động bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn bị tổn thương nên khả năng lao động của họ bị suy giảm. Để tạo điều kiện cho lao động tàn tật có việc làm, Nhà nước quy định tỷ lệ lao động tàn tật mà các doanh nghiệp phải nhận, nếu không nhận đủ tỉ lệ này, người sử dụng lao động phải đóng một khoản tiền vào quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật.

Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về việc vay vốn, giảm thuế… cho người sử dụng nhiều lao động tàn tật, dạy nghề cho người tàn tật. Các lao động tàn tật được giảm thời gian làm việc, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên thì không phải làm thêm giờ, làm đêm. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài các quyền lợi được quy định còn được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh.

Theo Luật người khuyết tật năm 2010 quy định về cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật; sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.

-Quy định về người lao động khuyết tập: 

  • Dạy nghề đối với người khuyết tật
  • Việc làm đối với người khuyết tật
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lao động khuyết tật
  • Không bố trí lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại
  • Lịch nghỉ phép năm cho người lao động khuyết tật 
  • Không sử dụng lao động khuyết tật làm thêm giờ khi họ đồng ý
  • Không phân biệt đối xử với người lao động khuyết tật 

5.Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn không? 

Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn .

– Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 , quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ 02 quy định nêu trên, có thể thấy việc thành lập, gia nhập công đoàn được xác định là một quyền của người lao động. Người lao động có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không vi phạm pháp luật.

– Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định người lao động được quyết định những nội dung sau:

+ Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

+ Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

+ Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;

+ Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;

+ Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn tại cơ sở lao động. Việc tham gia công đoàn tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của người lao động và thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *