Học sinh, sinh viên khi đi học cần phải tuân thủ những quy định, nội quy nhất định của nhà trường. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc đánh giá học sinh. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm trong bài viết dưới đây.
1. Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường
Theo Điều 13 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH, trách nhiệm của học sinh, sinh viên được quy định như sau:
– Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường.
– Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tại Điều 17 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
1. Được đưa ra ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.
2. Tích cực tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, tích cực trong học tập và rèn luyện.
2. Trách nhiệm của học sinh đối với học tập, rèn luyện
Ngoài ra, học sinh còn cần phải có các trách nhiệm sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm quy định tại Điều 16 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
– Giáo viên chủ nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.
+ Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
– Giáo viên giảng dạy môn học:
+ Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu kết quả giáo dục học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
– Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
4. Trách nhiệm của nhà trường
Căn cứ theo Điều 89 Luật Giáo dục 2019 quy định trách nhiệm của nhà trường như sau:
Thứ nhất: Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức… trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
Gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đối với việc giáo dục người học. Ngoài việc học tập trên nhà trường, người học còn học hỏi, rèn luyện hoàn thiện bản thân từ các hoạt động trong gia đình và các yếu tố xung quanh của xã hội. Chính vì vậy, nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.
Nhà trường phải đảm bảo cho giảng viên và người học môi trường học tập an toàn, lành mạnh, đẩy lùi triệt để tệ nạn xã hội trong nhà trường, hướng giảng viên và người học biết bảo vệ chính bản thân cũng như hỗ trợ tối đa sự an toàn cho giảng viên và học sinh.
Theo đó, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đẩy mạnh giáo dục có hệ thống, liên kết, hướng đến mục tiêu giáo dục nói chung.
Thứ hai: Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường.
Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
+ Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
+ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trên đây là nội dung Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật Zluat để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Trọn gói ly hôn Đơn phương nhanh chóng tại Hoằng Quang, Thanh Hóa, Thanh Hóa
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Ninh Khánh, Ninh Bình, Ninh Bình. Chia sẻ tiết kiệm, tải xuống, viết vào, nộp Toà án và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá 50,000 đồng.
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Phước Hưng, An Phú, An Giang, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – các Luật sư.
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con – tại Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Dịch vụ luật sư bào chữa tại Huyện Sơn Tây.