Những lưu ý về thay đổi chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm.

Hiện tại, theo quy định của pháp luật không có quy định về việc đăng ký chữ ký đối với cá nhân. Trên thực tế, chủ yếu các ngân hàng có yêu cầu chữ ký, tuy nhiên cá nhân có thể thay đổi chữ ký của mình bất cứ lúc nào chỉ cần tự mình làm việc với ngân hàng và xuất trình giấy tờ tùy thân. Vậy khi thay đổi chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm thì cần lưu ý những gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Những lưu ý về thay đổi chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm.

1. Chữ ký là gì?

Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người. Nó có thể là tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện dấu ấn của một người.

Chữ ký thường thấy trên các tài liệu, hợp đồng, văn bản pháp lý, v.v. với ý nghĩa minh chứng cho sự hiện diện của người đó.

Hiện tại, theo quy định của pháp luật không có quy định về việc đăng ký chữ ký đối với cá nhân. Trên thực tế, chủ yếu các ngân hàng có yêu cầu chữ ký, tuy nhiên cá nhân có thể thay đổi chữ ký của mình bất cứ lúc nào chỉ cần tự mình làm việc với ngân hàng và xuất trình giấy tờ tùy thân.

2. Những lưu ý về thay đổi chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm

Cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, các giao dịch mua bán bảo hiểm nhân thọ trên nền tảng điện tử cũng gia tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, hình thức giao dịch này cũng tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là liên quan tới chữ ký điện tử do khách hàng thường không trực tiếp ký, mà được ủy quyền cho bên bán bảo hiểm ký thay, nếu tranh chấp xảy ra thì bên chịu thiệt hại sẽ là khách hàng.

Thời gian qua, nhiều công ty bảo hiểm đã đẩy mạnh ứng dụng số hóa vào hoạt động kinh doanh. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp, nhưng nếu không thận trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu cần và đủ của một hợp đồng bảo hiểm số thì sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.

+ Nếu vô tình để người khác ký vào giấy yêu cầu bảo hiểm thì hợp đồng đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các công ty bảo hiểm sẽ không có nghĩa vụ phải trả lại tiền bảo hiểm đã nộp.

+ Theo quy định chung, với chữ ký in có con dấu đỏ được cho là hợp lệ. Thêm vào đó, hiện nay không chỉ các công ty bảo hiểm mà các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác cũng đang áp dụng hình thức này.

+ Khi ký kết hợp đồng thường được ký ít nhất từ 03 bản trở lên để giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên.

3. Những lưu ý khi thay đổi chữ ký

* Một là: khi bạn sử dụng chữ ký giao dịch với ngân hàng (làm thẻ ATM, gửi tiền,..) nhưng thời gian sau chữ ký bạn thay đổi thì khi bạn thực hiện giao dịch (như: Rút tiền,…) cần đối chiếu chữ ký gốc ban đầu đăng ký, nhưng bạn lại không nhớ thì có ảnh hưởng gì không?

-> Đối với trường hợp này thì bạn cần chứng minh được chủ thể giao dịch với ngân hàng là bạn bằng 3 điều kiện phải thỏa mãn như sau:

– Giấy chứng nhận về nhân thân người giao dịch: CMND, Hộ chiếu…(1)

– Nhân dạng phải đúng hoặc gần đúng với hình (do thời gian làm giấy tờ lâu nên có thể hơi khác.(2)

– Chữ ký.(3)

Đối với 2 yêu cầu (1) và (2) thì thông thường nếu bạn thường xuyên giao dịch thì sẽ được thông cảm.

Riêng yêu cầu (3) thì không thể chấp nhận. Vì: Đây là chứng cứ giao dịch (nhận tiền) mà ngân hàng có trách nhiệm phải lưu giữ để chứng minh khi có khiếu nại của khách hàng. Trong thực tế rất nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về việc họ bị mất tiền trong tài khoản; Khi có khiếu nại mà ngân hàng xuất trình chữ ký của người nhận tiền không giống với chữ ký mẫu thì ngân hàng sẽ phải bồi thường. Đây là lý do người nhận tiền phải ghi giấy đề nghị để lưu bút tích và ngoài chữ ký nhận tiền thường phải viết họ tên để khi cần thì giám định chữ viết.

Căn cứ: Thông tư số 23/2014/TT-NHNN;

Vì vậy, đối với trường hợp này bạn cần lưu ý như sau:

– Khi bạn có ý định thay đổi thì liên hệ ngay với ngân hàng để làm thủ tục đăng ký, bổ sung chữ ký với ngân hàng tại thời điểm thay đổi để tránh bị quên chữ ký và gây bất tiện cho giao dịch sau này.

– Để chắc chắn hơn thì khi đăng ký với ngân hàng bạn cần lưu lại một bản chữ ký mẫu để khi qua thời gian bạn có thay đổi chữ ký thì vẫn còn nhớ chữ ký gốc;

– Trường hợp bạn không lưu lại, bạn có thể kiểm tra lại giữ liệu cá nhân, vì thời điểm giao dịch ngân hàng sẽ đưa lại cho mình một số giấy tờ có chữ ký của bạn.

* Hai là: việc bạn thay đổi chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Một lĩnh vực được xem là nguy hiểm khi có rủi ro phát sinh. Theo quy định Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/5/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Theo quy định, bạn có thể bị phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đối với hành vi chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký và lên đến 30 triệu đồng nếu bạn có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Những lưu ý về thay đổi chữ ký trên hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *