Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Khi bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp; chắc chắn bạn cần phải nắm rõ các quy định về vốn. Nhưng khi nhắc đến “vốn pháp định” người ta sẽ hay nhầm với vốn điều lệ. Vậy thực chất vốn pháp định là gì? Những ngành nghẹn nào yêu cầu vốn pháp định? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định


Von Toi Thieu De Thanh Lap Cong Ty

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

1. Khái niệm vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng…

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.

2. Đặc điểm vốn pháp định

– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…

– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.

– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

3. Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Chúng tôi tổng hợp các ngành nghề có điều kiện vốn pháp định và căn cứ pháp lý như sau:

STT  Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Mức vốn tối thiểu

Căn cứ pháp lý
2 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay Nội địa

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Quốc tế

200 tỷ đồng

 

3

Kinh doanh vận tải hàng không Khai thác đến 10 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)

700 tỷ đồng

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác đến 10 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)

300 tỷ đồng

Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)

1.000 tỷ đồng

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)

600 tỷ đồng

Khai thác trên 30 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không quốc tế)

1.300 tỷ đồng

Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác trên 30 tàu bay

(Doanh nghiệp vận chuyển hàng không nội địa)

700 tỷ đồng

Kinh doanh hàng không chung

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
4 Kinh doanh dịch vụ hàng không Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

30 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu
5 Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
6 Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải

10 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
7 Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
8 Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
9 Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải

02 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
10 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

 

30 tỷ đồng

Điều 1 Nghị định 57/2016/NĐ-CP
11 Kinh doanh dịch vụ môi gii mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
12 Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
13 Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

500 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
14 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

06 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP
15 Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam)

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
Tự doanh chứng khoán

100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam)

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
Ngân hàng thanh toán

10.000 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP
16 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng

250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng

300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
17 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
18 Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
19 Kinh doanh tái bảo hiểm Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

400 tỷ đồng

Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

700 tỷ đồng

Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

1.100 tỷ đồng

Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
20 Kinh doanh môi giới bảo hiểm Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

04 tỷ đồng

Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

08 tỷ đồng

Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Zluat hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *