1. Buôn lậu là gì?
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.
2. Thực trạng buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới hiện nay
– Buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó, các đối tượng sẽ lấy gỗ (gỗ này có thể bị chặt phá, trái phép) rồi vận chuyển qua biên giới để bán cho những đối tượng nặc danh khác (không được Nhà nước công nhận). Có thể hiểu, việc buôn lậu gỗ này là trái phép, với thủ đoạn gian dối, không minh bạch, không được Nhà nước công nhận cũng như cho phép vận vận chuyển, mua bán.
– Hiện nay, vấn đề buôn lậu gỗ diễn ra hết sức phổ biến. Nó mang tính chất chuyên nghiệp, xuyên quốc gia. Các đối tượng đạo tắc sẽ chặt phá rừng trái phép, sau đó, vận chuyển gỗ qua biên giới để đào tẩu và bán cho những đối tượng khác. Gỗ bị vận chuyển trái phép sẽ được bán với giá thấp hơn so với giá thị trường. Những đối tượng thực hiện mua số gỗ này, sẽ sử dụng nguồn gỗ do mua bán trái phép để sản xuất ra các vật dụng phục vụ nhu cầu của con người, sau đó bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Hằng năm, Đảng và Nhà nước Việt nam đã thực hiện triệt phá rất nhiều đường dây buôn bán gỗ lậu. Những đối tượng này lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo ở từng địa phương nhằm thực hiện hành vi vi phạm của mình. Gỗ có được do chặt phá sẽ được lâm tặc vận chuyển qua biên giới bằng đường cửa khẩu, đường rừng, núi,… Đa phần, các thành phần buôn lậu gỗ sẽ vận chuyển gỗ bằng ô tô, vượt biên giới để đưa sang các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan,… Đây là thực trạng diễn ra phổ biến với hành vi tinh vi. Nó là bài toán khó mà Nhà nước và cơ quan chức năng Việt Nam đã và đang tìm hướng giải quyết.
– Việc buôn gỗ lậu, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới chứa đựng rất nhiều rủi ro, bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cơ quan, cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
+ Thứ nhất, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của các cá nhân, tổ chức có gỗ bị khai thác trái phép. Để có gỗ, phải trải qua quá trình trồng trọt, chăm sóc, trông coi trong một khoảng thời gian gia. Đối với đất rừng của người dân, người dân phải bỏ công sức để trồng rừng, mua giống, thời gian trông coi. Việc chặt phá trái phép (trộm cắp) để lấy gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người dân. Đất rừng và rừng cây là tài sản của người dân. Việc các đối tượng đạo tặc lợi dụng sơ hở của người dân để chặt phá rừng xâm phạm trực tiếp đến quyền tài sản của họ, lợi ích cá nhân của người dân. Thực chất, những thành phần đạo tặc lợi dụng sơ hở trong quá trình giám sát, trông coi rừng của người dân để thực hiện hành vi chặt phá rừng. Đôi khi, trong nhiều trường hợp, chúng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để cướp rừng của người dân.
+ Thứ hai, việc buôn lậu gỗ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý trật tự đất nước, đặc biệt là ở những địa điểm nhạy cảm như đường biên giới để bảo vệ an ninh quốc gia. Việc các đối tượng lâm tặc vận chuyển trái phép gỗ qua đường biên giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền tảng an ninh mà Nhà nước giữ gìn. Cùng với đó, việc vận chuyển gỗ lậu là cơ sở để những tệ nạn xã hội từ các quốc gia láng giềng xâm nhập vào nước ta: Ma túy, hàng giả, hàng nhái. Buôn gỗ lậu, vận chuyển trái phép gỗ qua đường biên giới là hành vi chọc phá an ninh biên giới mà Đảng và Nhà nước quản lý. Nó xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự an ninh quốc gia cũng như công cuộc bảo vệ Nhà nước của toàn Đảng, toàn dân.
+ Thứ ba, buôn lậu gỗ là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của bộ luật hình sự 2015. Hành vi này diễn ra là xâm phạm trực tiếp đến quy định, chế tài mà Nhà nước ta đưa ra, xâm phạm đến lợi ích của những đối tượng nhất định mà Nhà nước bảo vệ. Việc buôn gỗ lậu diễn ra càng phổ biến thì công tác hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cũng như công tác quản lý Nhà nước lại phải điều chỉnh. Cùng với đó, công tác triệt phá các đường dây buôn lậu gỗ qua đường biên giới gây nguy hiểm cho các cán bộ Nhà nước. Có rất nhiều trường hợp trong quá trình truy bắt các đối tượng buôn lậu, các chiến sỹ bộ đội biên phòng, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền đa bị thương hoặc hi sinh.
+ Thứ tư, buôn lậu gỗ, vận chuyển gỗ trái phép qua đường biên giới là việc vận chuyển gỗ trái quy định của pháp luật. Những gỗ này thường do chặt phá rừng trái phép, trộm cắp mà có. Nhiều trường hợp, những đối tượng lâm tặc này còn thực hiện chặt phá rừng phòng họ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống thiên tai của Đảng và Nhà nước. Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người phá đi những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn. Nhiều năm qua, người dân miền núi thường xuyên phải chống chọi với mưa lũ, thiên tai, sạt lở. Thiệt hại từ những thiên tai này rất là lớn, bao gồm cả thiệt hại về người bà tài sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại không đáng có này là do chặt phá rừng trái phép. Một trong những công dụng của rừng là bảo vệ đất, ngăn chặn lũ đầu nguồn. Rừng mất, không có hành lang bảo vệ, lũ, sạt lở trực tiếp đổ xuống, đe dọa đến sản xuất và mạng sống của người dân. Đây được xem là hạn chế lớn nhất mà việc chặt phá rừng trái phép và buôn lậu gỗ gây ra.
3. Phạm tội buôn lậu gỗ sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 41/2017/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản thì việc buôn lậu gỗ sẽ được xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA dưới 0,7m3.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ 0,7m3 đến 1m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 1m3 đến 1,5m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có dưới 0,3m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 1,5m3 đến 2m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ 0,3m3 đến 5m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 2m3 đến 3m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 0,5m3 đến 0,7m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 3m3 đến 7m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 0,7m3 đến 1m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng đối với người mà có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và có tang vật vi phạm thuộc vào một trong những trường hợp gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IIA có từ trên 7m3 đến 10m3; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của nhóm IA có từ trên 1m3 đến 1,5m3.
– Ngoài các mức xử phạt như trên thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm trừ trường hợp mà gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng của gỗ trên thực tế đã vượt qua sai số cho phép theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể bị tịch thu phương tiện đối với căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của việc vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc thực hiện các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; bị buộc đưa ra khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là tái xuất hàng hóa, phương tiện, vật phẩm. Ngoài ra, còn có thể bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã có được từ hành vi vi phạm hoặc là nộp lại số tiền có giá trị bằng với giá trị của phương tiện, tang vật vi phạm đã bị tiêu thụ, tiêu hủy trái quy định pháp luật, tẩu tán.
4. Hình phạt được áp dụng đối với tội buôn lậu gỗ
Phía trên là các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vận chuyển gỗ lậu. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Người phạm tội buôn lậu gỗ có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng, bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20 năm căn cứ tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm một công việc nhất định trong thời gian từ 1 năm cho đến 5 năm, có thể bị tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.
– Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu gỗ có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 15.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm hoặc cũng có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Và pháp nhân thương mại cũng có thể bị áp dụng cả hình phạt bổ sung khi phạm phải tội này, đó là phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 300.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc là cấm huy động vốn trong thời gian từ 1 năm cho đến 3 năm.
Trên đây là bài viết về Phạm tội buôn lậu gỗ sẽ bị xử lý như thế nào? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với Zluat theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. Zluat đồng hành pháp lý cùng bạn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Ia KRai, Ia Grai, Gia Lai, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư Lâm Hoàng Quân.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Bắc Hải, Tiền Hải, Thái Bình
- ĐẶT CỌC VÀ PHẠT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2022.
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài Không chia tài sản nhanh chóng tại Phường Ba Đồn, Ba Đồn, Quảng Bình
- Luật sư tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.