Phân biệt kết hôn và kết hôn trái pháp luật?.

Việc nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân phải nhằm mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc xác lập quan hệ hôn nhân để đảm bảo được quyền và lợi ích cá nhân thì phải cần tuân theo pháp luật hôn nhân gia đình. Vậy Phân biệt kết hôn và kết hôn trái pháp luật là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Kết hôn trái pháp luật là gì? Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Phân biệt kết hôn và kết hôn trái pháp luật?

1. Kết hôn trái pháp luật là gì ?

Điều 3 – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn trái pháp luật như sau:

“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Điều 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật.

Điều 11. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

2. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật ?

Điều 10. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

3. Thủ tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng, có đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Nhà nước ta không thừa nhận và bảo vệ hôn nhân trái pháp luật vì việc kết hôn trái pháp luật không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hai người kết hôn mà còn ảnh hưởng tới lợi ích chung của toàn xã hội. Do đó, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014 quy định, vợ, chồng của người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con của người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật; cơ quan quản lí nhà nước về gia đình; cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật.

Đơn yêu cầu tòa án huỷ việc kết hôn trái pháp luật phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật là các tài liệu, chứng cứ như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của các bên kết hôn trái pháp luật, giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp của một trong các bên kết hôn trái pháp luật với người vợ hoặc chồng của họ, các tài liệu chứng cứ chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn ….

Khi giải quyết việc huỷ kết hôn trái pháp luật, tòa án không tiến hành hoà giải bởi mặc dù các bên có tranh chấp nhưng nếu hoà giải sẽ trái với mục đích giải quyết loại việc này. Việc huỷ kết hôn trái pháp luật dẫn đến hậu quả phải giải quyết các quan hệ về con cái và tài sản (nếu có), vì vậy khi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật, tòa án giải quyết các vấn đề về tài sản và con cái.

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?

Theo điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trên đây là các thông tin về Phân biệt kết hôn và kết hôn trái pháp luật? mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *