Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng; người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Để làm rõ hơn về Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thì mời các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây của Công ty Zluat nhé.

1. Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự làm nảy sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan. Các quan hệ này phát sinh trong tố tụng dân sự – từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến khi thi hắnh xong bản án, quyết định của toà án. Các chủ thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích nhất định nhưng nhận thức của họ rất khác nhau dẫn đến cách xử sự của họ có thể khác nhau. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành.án dân sự nhanh chóng và đúng đắn, luật tố tụng dân sự đã tác động lên các quan hệ này bằng việc quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ đó, tức là điều chỉnh nó. Theo lý luận Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật thì quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội. Do vậy, các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự nói trên là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

2. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có những đặc điểm nào?

Thứ nhất, Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mang đầy đủ các đặc điểm của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, là quan hệ có ý chí,xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

– Tòa án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó Tòa án là chủ thể đặc biệt, duy nhất được thực hiện quyền lực nhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra quyết định buộc các cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành. Để thực hiện chức năng, tòa án tham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu của quan hệ tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh trong tố tụng và do luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan tổ chức và những người tham gia vào đó.Các quan hệ này được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh nên trở thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

– Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh và tồn tại trong một thể thống nhất. Tuy trong tố tụng, địa vị pháp lí của các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy mỗi hành vi tố tụng của một chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lí đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vẫn động và phát triển của quá trình tố tụng.Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện thì tòa án phải xem xét việc thụ lí vụ án. Khi giải quyết vụ án,tòa án có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia tố tụng… Chính điều này đã làm cho các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự gắn kết lại với nhau, tồn tại cùng nhau

Là một yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy tính đa dạng của các quan hệ được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh dẫn đến tính đa dạng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Cũng như các quan hệ pháp luật khác quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm 3 thành phần: Chủ thể, khách thể và nội dung.

3. Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một yếu tố cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tính đa dạng của các quan hệ được các quy phạm pháp luật tố tụng dâh sự điều chỉnh dẫn đến tính đa dạng của các chủ thể tham gia qiian hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự và quyền, lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự, Nhà nước quy định điều kiện cầc chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Do vậy, việc xác định đúng các chù thể cùa quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng ưong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: Toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan.

Tuỳ theo mục đích, vai trò tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể này mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Căn cử vào mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có thể phân các chù thể thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự, kiểm sát việc tuận theo pháp luật trong quá trình tố tụng như toà án, viện kiểm sát … Nhóm thứ hai bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự … Nhóm thứ ba bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ ttợ toà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định v.v. và người liên quan.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *