Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Vậy Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.


Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu
Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu

Thực hiện dân chủ cơ sở là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở

Cụ thể tại Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:

– Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

– Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

– Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, cụ thể như sau:

– Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Công dân có các quyền được quy định tại Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể như sau:

– Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

– Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

– Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Cụ thể tại Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:

– Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

– Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Theo Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, khi thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân bị nghiêm cấm các hành vi sau đây:

– Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

– Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(Phát triển và luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)

– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(Luật hóa dựa trên cơ sở Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007)

– Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

– Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau vừa ban hành công văn số 639-CV/TU chỉ đạo các Đảng đoàn HĐND tỉnh; Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; các doanh nghiệp; Thường trực Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố Cà Mau về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trưc tiếp được mở rộng, quyền làm chủ của Nhân dân được tăng cường; Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân được bảo vệ; phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”  từng bước đi vào cuộc sống. Qua đó, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội trong tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị ( khoá VIII), Kế hoạch số 11 – KH/TU, ngày 07/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận 120 – KLTW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; các nghị định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hiệu quả thực hiện của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với công tác này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và Nhân dân giám sát, phản biện xã hội các chủ trương, chính sách triển khai, thực hiện trên địa bàn; nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị về thực hiện quy chế dân chủ trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và xem xét thực hiện các góp ý sau giám sát, phản biện xã hội.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân; quan tâm giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Thường  xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức đúng theo quy định; công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về tư tưởng, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Tập trung chỉ đạo xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các loại hình ở xã , phường , thị trấn, trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, đánh giá, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy ước về dân chủ ở cơ sở đã ban hành thực hiện, nhưng có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn trên từng lĩnh vực, địa phương, đơn vị, nắm vững, thực hiện đầy đủ và có chất lượng việc thực hiện dân chủ với phương châm: “Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân thụ hưởng” nhằm phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, khắc phục triệt để bệnh hình thức.

Cùng với đó, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở và đội ngũ cán bộ ở địa bàn ấp, khóm. Tập trung nguồn lực hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân. Các cơ quan thông tin, truyền thông từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và của tỉnh liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để các tầng lớp Nhân dân hiểu và tự giác thực hiện tốt.

Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở hằng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Kết quả đánh giá được coi là một tiêu chuẩn quan trọng để phân loại tổ chức và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, để xét thi đua, khen thưởng, động viên, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ban Dân vận Tỉnh ủy (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh) chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện./.

Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Quy chế dân chủ ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Zluat để được giải đáp nhé.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *