Quy chế quản lý kiến trúc là gì? Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc?.

Trên thực tế, quy chế quản lý kiến trúc được ban hành là nhằm mục đích để kiểm soát việc xây dựng, khai thác, sử dụng công trình mới, công trình cải tạo đô thị trên địa bàn cả nước. Cũng như đưa ra quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cấp chính quyền các cấp. Hôm nay Zluat sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy chế quản lý kiến trúc là gì? Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc? Cùng Zluat tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

5789

Quy chế quản lý kiến trúc là gì? Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc ?

1. Quy chế quản lý kiến trúc là gì ?

Theo quy định tại Điều 14 Luật kiến trúc 2019 (có hiệu lực ngày 01/7/2020) thì quy chế quản lý kiến trúc như sau:

“Điều 14. Quy chế quản lý kiến trúc

1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;

b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.

3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:

a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;

b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;

d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;

đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;

e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;

g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;

h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành; đối với quy chế quản lý kiến trúc của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.

5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy chế quản lý kiến trúc; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, lấy ý kiến, công bố và biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.”

Ta nhận thấy, đối tượng, phạm vi khu vực lập quy chế quản lý kiến trúc: được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019. Bên cạnh đó thì nội dung quy chế quản lý kiến trúc thực hiện theo Điều 12, Điều 13 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc tại các địa phương trên địa bàn cả nước.

Ngày nay đối với công tác quản lý quy hoạch và phát triển kiến trúc có vai trò đóng góp hiệu quả rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước  kết quả lớn lao của nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội là rất to lớn. Công tác quản lý quy hoạch kiến trúc trong lĩnh vực xây dựng đã khá rõ nét cả trong nhận thức cũng như thực tiễn đan xen cả thành tựu với hạn chế cụ thể.

Việc ban hành các quy chế quản lý kiến trúc là vô cùng cần thiết và đã đóng góp những vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta. Thông qua đó mà diện mạo của kiến trúc đô thị đã nổi bật theo chiều hướng tích cực cả về hình thức kiến trúc, tính hiện đại, công nghệ xây dựng, tính hội nhập và đặc biệt tính tuân thủ quy định pháp luật nhà nước về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường.

2. Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc 

Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Lập quy chế quản lý kiến trúc.

Bước 2: Thẩm định quy chế quản lý kiến trúc.

Bước 3: Phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc.

Bước 4: Công bố quy chế quản lý kiến trúc.

Cần lưu ý việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc cần tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, cần phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. Không những thế, việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc phải bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Để việc lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc diễn ra nhanh chóng thuận lợi thì cần phải ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Không những thế còn cần bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trên đây là những nội dung về Quy chế quản lý kiến trúc là gì? Hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc? do Công ty Zluat cung cấp kiến thức đến khách hàng. Zluat hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *