Quy định mức lương tối thiểu vùng chi tiết.

Ngày 15/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Năm 2020, khi chưa bùng phát dịch COVID-19, nền kinh tế vẫn chưa bị ảnh hưởng, Bộ LĐTBXH đã được giao nhiệm vụ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và giờ áp dụng cho năm 2021 để báo cáo Thủ tướng ký ban hành. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cho rằng, dịch COVID-19 bùng phát và đã, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Cuối cùng, mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho vẫn được duy trì hiện hành cho tới hết năm 2021. Như vậy Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được thực hiện theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP. Vậy nội dung liên quan đến Quy định mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào. Cùng Zluat tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng trong Bộ Luật lao động 2019.

Liên quan đến Quy định mức lương tối thiểu vùng, Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu

“1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy Quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:

Về khái niệm Quy định mức lương tối thiểu vùng thì mức lương tối thiểu vùng là “mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội”.

  1. Căn cứ xác lập:  theo vùng ấn định theo tháng giờ.
  2. Căn cứ điều chỉnh: “dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp”.

2. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng là ai?

Căn cứ Điều 2 Bộ Luật Lao động năm 2019, trong những Quy định mức lương tối thiểu vùng, đối tượng áp dụng như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

“1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.”

Như vậy thấy có bốn nhóm đối tượng được áp dụng trong Quy định mức lương tối thiểu vùng.

3. Theo Quy định mức lương tối thiểu vùng thì mức lương hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019, trong những Quy định mức lương tối thiểu vùng mức lương cụ thể sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

“1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Trên đây là Quy định mức lương tối thiểu vùng theo từng vùng. Doanh nghiệp có thể căn cứ mình thuộc vùng nào để áp dụng mức lương tối thiểu vùng phù hợp. Cụ thể để xác định mình thuộc vùng nào, doanh nghiệp có thể xem phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020 được đính kèm theo nghị định số 90/2019/NĐ-CP của chính phủ. Phụ lục này đã quy định khá chi tiết về các vùng và các địa bàn cụ thể theo quận, huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng tìm ra mình thuộc vùng nào để áp dụng mức lương tối thiểu vùng đúng nhất.

Sau khi, doanh nghiệp đã xác định được mình thuộc địa bàn nào và mức lương tối thiểu vùng là mức nào theo Quy định mức lương tối thiểu vùng thì sau đây là nguyên tắc cũng như cách để áp dụng mức lương tối thiểu vùng phù hợp.

4. Theo Quy định mức lương tối thiểu vùng mới nhất, các xác định mức lương tối thiểu vùng như thế nào?

Về địa bàn áp dụng, căn cứ theo Điều 4 luật lao động 2019, địa bản áp dụng như sau :

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

“1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo Quy định mức lương tối thiểu vùng thì về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, căn cứ  Điều 5 Luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

“1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.”

Có thể thấy pháp luật đã quy định khá chi tiết về địa bàn áp dụng cũng như nguyên tắc áp dụng Quy định mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên liên quan đến mức lương tối thiểu vùng cho người đã qua học nghề chúng ta có thể hiểu như sau, căn cứ theo điểm b) Khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động 2019 thì sẽ được tính như sau như sau:

MLTTV cho người đã qua học nghề = MLTTV + (MLTTV x 7%)

Trong đó: MLTTV nghĩa là mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Bộ Luật lao động 2019.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về quy định mức lương tối thiểu vùng. Các bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xác định mức lương tối thiểu vùng phù hợp hoặc nếu bạn có khó khăn gì thì đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng tôi để hưởng dịch vụ tốt nhất. Chắc chắn, với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi, chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng. Chúng tôi cam kết.

  1. Tư vấn, hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi an toàn nhanh chóng.
  2. Thời gian hợp lý, nhanh gọn
  3. Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.
  4. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên gồm những luật sư hàng đầu Việt Nam về mảng Lao động nói riêng và các mảng pháp luật khác nói chung
  5. Chi phí minh bạch, phù hợp. Các bạn chắc chắn sẽ cảm thấy số tiền mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, Zluat đã giúp các bạn hiểu rõ hơn quy định mức lương tối thiểu vùng 2021. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định mức lương tối thiểu vùng 2021 theo số 0906.719.947 hoặc qua zalo 0906.719.947 hoặc qua email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *