Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra?.

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vậy nội dung của kết luận thanh tra hành chính được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thêm về kết luận thanh tra cũng như Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra nhé!


Khai Niem Thanh Tra La Gi Muc Dich Va Cac Hinh Thuc Thanh Tra Theo Quy Dinh Moi Nhat 1

Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra?

1. Kết luận thanh tra là gì?

Khái niệm kết luận thanh tra được định nghĩa tại khoản 12 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:

Giải thích từ ngữ

12. Kết luận thanh tra là văn bản do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ký ban hành để đánh giá, kết luận và kiến nghị về nội dung đã thanh tra.

Như vậy, kết luận thanh tra là văn bản nhằm đánh giá – kết luận – kiến nghị về toàn bộ nội dung thực hiện trong quá trình thanh tra, do Thủ trưởng cơ quan thanh tra ban hành.

2. Kết luận thanh tra do ai viết?

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 75 Luật Thanh tra 2022 có xác định chủ thể viết kết luận thanh tra như sau:

Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra. Dự thảo kết luận thanh tra bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này.

Theo quy định trên thì kết luận thanh tra sẽ do Trưởng đoàn thanh tra viết.

Trong quá trình dự thảo, Trưởng đoàn thanh tra sẽ gửi dự thảo kết luận thanh tra đến các thành viên khác của Đoàn thanh tra để tham gia ý kiến trước khi trình người ra quyết định thanh tra.

3. Kết luận thanh tra bao gồm những nội dung nào?

Theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Thanh tra 2022, kết luận thanh tra bao gồm những nội dung sau:

– Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra hành chính; đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra chuyên ngành;

– Kết luận về nội dung thanh tra;

– Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);

– Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

– Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.

Trong đó, những nội dung này cần phải được đảm bảo chính xác, khách quan và khả thi.

4. Khi nào kết luận thanh tra được ký ban hành?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 78 Luật Thanh tra 2022 như sau:

Ban hành kết luận thanh tra

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.

Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.

Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm ký ban hành kết luận thanh tra khi:

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra;

– Trong trường hợp phải thực hiện văn báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp:

Sau khi Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo, thời gian ban hành kết luận thanh tra được xác định:

+ Ban hành ngay kết luận thanh tra nếu Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra;

+ Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra.

Như vậy, thời gian ban hành kết luận thanh tra được thực hiện theo nội dung nêu trên.

5. Nguyên tắc của cơ quan nhà nước khi kết luận thanh tra

Căn cứ Điều 3 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, nguyên tắc khi thực hiện kết luận thanh tra được quy định cụ thể như sau:

Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.

2. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

4. Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.

Theo đó, việc thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc kể trên.

6. Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra

Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra 2010 quy định về hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm các hình thức sau:

“Điều 39. Công khai kết luận thanh tra

[…]

2. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

[..]”

Căn cứ khoản 3 Điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định việc công khai kết luận thanh tra được hiện như sau:

“Điều 46. Công khai kết luận thanh tra

[…]

3. Việc công khai kết luận thanh tra theo những hình thức quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra được thực hiện như sau:

a) Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo Điểm a Khoản 3 Điều này, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.

Thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục. Thời gian niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra ít nhất là 05 ngày.

Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.

[…]”

Như vậy, hình thức công khai kết luận thanh tra được pháp luật quy định như trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Quy định pháp luật về hình thức công khai kết luận thanh tra mà Zluat đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; Zluat với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *