Quy định tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Thuận.

Phân lô/tách thửa là hình thức chia ra thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn, tùy thuộc vào mục đích của người làm thủ tục tách thửa sẽ tách thửa theo diện tích khác nhau nhưng phải đáp ứng được quy định về tách thửa của pháp luật. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng Zluat tìm hiểu các thông tin về Quy định tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Thuận thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.


Quy định Tách Thửa đất Nông Nghiệp Tại Bình Thuận

Quy định tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Thuận

1. Phân lô tách thửa là gì?

Phân lô tách thửa được định nghĩa là hình thức chia lô đất thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn. Diện tích tách thửa của các lô đất sẽ khác nhau tùy vào mục đích của người làm thủ tục phân lô tách thửa nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định về phân lô tách thửa của pháp luật. Một lưu ý không thể bỏ qua là  phân lô tách thửa đất khác với phân lô tách nền dự án.

2. Điều kiện để tách thửa 

Để có thể tiến hành phân lô tách thửa, chủ đầu tư cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp do cơ quan có thẩm quyền. Trừ một số trường hợp khác đã được quy định rõ tại khoản 1, điều 168 và khoản 3 điều 186 của luật đất đai.
  • Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có diện tích tối thiểu thì mới tách thửa được. Cụ thể, diện tích tối thiểu được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, mỗi địa phương sẽ có quy định về diện tích tối thiểu để phân lô tách thửa khác nhau.
  • Đất vẫn đang trong quá trình có thể sử dụng
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất muốn phân lô tách thửa không bị thế chấp hoặc bị kê biên đảm bảo thi hành án.
  • Các thành viên có chung quyền sử dụng mảnh đất phải đồng thuận cho tiến hành phân lô tách thửa

3. Hồ sơ và thủ tục phân lô tách thửa 2022

Hồ sơ xin phân lô tách thửa cần những gì?

Được quy định rõ ràng trong thông tư 24/2014/TT của bộ tài nguyên và môi trường, hồ sơ xin phân lô tách thửa bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK
  • Bản gốc giấy chứng nhận về mảnh đất cần phân lô tách thửa.

Thủ tục phân lô tách thửa như thế nào?

Trình tự và thủ tục phân lô tách thửa bao gồm 3 bước:

Bước 1: Cần làm hồ sơ xin phân lô tách thửa theo mẫu tại điều 9, thông tư 24 như trên, sau đó nộp tại cơ quan có thẩm quyền như: phòng đăng ký đất đai cấp quận hoặc huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Khi văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ xin phân lô tách thửa của người dân sẽ tiến hành các công việc:

  • Đo đạc địa chính mảnh đất xin phân lô tách thửa 
  • Lập hồ sơ xin chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền, sau đó trình lên cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Cập nhật những thay đổi và hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 3:  Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới được phân lô tách thửa từ văn phòng đăng ký đất đai hoặc ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nhận hồ sơ từ ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Điều kiện chung khi tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?

Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận quy định:

“Điều 4. Các điều kiện tách thửa đất

1. Người sử dụng đất được tách thửa đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

b) Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa (sau khi trừ diện tích nằm trong hành lang an toàn đường bộ) không nhỏ hơn diện tích, kích thước tối thiểu tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Quy định này.

c) Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải tiếp giáp đường giao thông hiện hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 và khoản 1 Điều 13 Quy định này.

2. Tách thửa đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ:

a) Trường hợp thửa đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ đã được cấp Giấy chứng nhận thành một thửa riêng thì không áp dụng điều kiện về diện tích, chiều dài tối thiểu, nhưng phải đảm bảo điều kiện về chiều rộng tối thiểu tương ứng với thửa đất nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và của một người sử dụng đất.

b) Trường hợp chưa tách thành thửa riêng thì các thửa đất hình thành từ việc tách thửa bao gồm cả diện tích nằm trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ; việc ghi chú diện tích nằm trong hành lang an toàn đường bộ khi cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Theo đó, khi thực hiện tách thửa đất thì cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định kể trên.

5. Các trường hợp nào không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?

Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận như sau:

“Điều 6. Các trường hợp không được tách, hợp thửa đất

1. Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Thửa đất có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật; các thửa đất đang được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013.

3. Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của tòa án.

4. Phần diện tích đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

5. Tách thửa đất làm đường do người sử dụng đất tự bố trí và các thửa đất khác còn lại có cạnh tiếp giáp với đường tự bố trí, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

6. Tách, hợp thửa đất trong các dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị (bao gồm cả dự án có thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để người dân xây dựng nhà ở) đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt.”

Theo đó, khi rơi vào một trong những trường hợp kể trên thì tổ chức, cá nhân sẽ không được tách thửa.

6. Điều kiện về diện tích của từng loại đất khi thực hiện tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?

(1) Đất ở nông thôn (Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận)

– Diện tích thửa sau khi tách: tối thiểu 60m2

– Chiều rộng tối thiểu (mặt tiếp giáp đường giao thông hiện hữu): 4m

– Chiều dài tối thiểu: 8m

(2) Đất ở đô thi (Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận)

– Diện tích thửa sau khi tách: tối thiểu 40m2

– Chiều rộng tối thiểu (mặt tiếp giáp đường giao thông hiện hữu): 4m

– Chiều dài tối thiểu: 5m

(3) Đất ở có đất vườn, ao (Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận):

– Diện tích thửa sau khi tách: Nếu ở nông thôn thì tối thiểu là 60m2, nếu ở thành thị thì tối thiểu là 40m2..

– Chiều rộng (mặt tiếp giáp đường giao thông hiện hữu): đất ở nông thôn thì tối thiểu 4m, đất ở thành thị thì tối thiểu 4m

– Chiều dài: đất ở nông thôn thì tối thiểu 8m, đất ở thành thì thì tối thiểu 5m

*Trường hợp thửa đất ở có đất vườn, ao được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ một phần diện tích đất vườn, ao (đất nông nghiệp) sang đất ở thì:

+ Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 60m2 đối với đất ở nông thông, 40m2 đối với đất ở thành thị

+ Chiều rộng: đất ở nông thôn là 4m, đất ở thành thị là 4m

+Chiều dài: đất ở nông thôn là 8m, đất ở thành thị là 5m

*Trường hợp đất ở có vườn, ao nằm riêng lẻ ngoài các khu dân cư tập trung được công nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đường trên đồng ruộng để đi lại thì:

+ Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là: ở nông thôn thì 60m2, ở thành thì là 40m2

+ Chiều rộng (không cần điều kiện tiếp giáp đường giao thông): đất ở nông thôn là 4m, đất ở thành thị là 4m

+ Chiều dài: đất ở nông thông là 8m, đất ở thành thị là 5m

(4) Đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) tại nông thôn (Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận):

-Diện tích tối thiểu sau khi tách thừa là 100m2

-Chiều rộng (mặt tiếp giáp đường giao thông hiện hữu) tối thiểu: 5m

-Chiều dài tối thiểu: 10m

(5) Đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) ở thành thị (Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận):

– Diện tích tổi thiểu sau khi tách: 60m2

– Chiều rộng (mặt tiếp giáp với đường giao thông) tối thiểu: 4m

– Chiều dài tối thiểu: 5m

(6) Tách thửa đất phi nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất có đất ở, đất vườn, ao (Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận):

– Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa: ở nông thôn là 100m2, ở thành thị là 60m2

– Chiều rộng (mặt tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu) tối thiểu: ở nông thôn là 5m, ở thành thị là 4m

– Chiều dài tối thiểu: ở nông thôn là 10m, ở thành thị là 5m

*Trường hợp thửa đất ở có đất vườn, ao được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ một phần diện tích đất vườn, ao (đất nông nghiệp) sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì:

+ Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là: ở nông thôn là 100m2, ở thành thị là 60m2

+ Chiều rộng (mặt tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu) tối thiểu: ở nông thôn là 5m, ở thành thị là 4m

+ Chiều dài tối thiểu: ở nông thôn là 10m, ở thành thị là 5m

(7) Đất nông nghiệp (Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận):

*Trường hợp đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư:

– Diện tích tối thiểu sau khi tách tại các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Phú Quý): 1.000m2

– Diện tích tối thiểu sau khi tách tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và các xã thuộc huyện Phú Quý: 500m2

*Trường hợp đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao (nông nghiệp) tách ra thửa riêng không gắn với đất ở:

– Diện tích tối thiểu sau khi tách tại các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố là: 400 m2

– Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa tại phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố: 300m2

Theo đó, khi tách thửa đất thì cá nhân, tổ chức phải đảm bảo được các điều kiện về diện tích tối thiểu, chiều dài tối thiểu, chiều rộng tối thiếu theo quy định của từng loại đất.

Trên đây là một số thông tin về Quy định tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Thuận. Hy vọng với những thông tin Zluat đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Zluat, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. Zluat cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *