Phân lô/tách thửa là hình thức chia ra thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn, tùy thuộc vào mục đích của người làm thủ tục tách thửa sẽ tách thửa theo diện tích khác nhau nhưng phải đáp ứng được quy định về tách thửa của pháp luật. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng Zluat tìm hiểu các thông tin về quy định tách thửa đất nông nghiệp tại lâm đồng thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
quy định tách thửa đất nông nghiệp tại lâm đồng
1. Phân lô tách thửa là gì?
Phân lô tách thửa được định nghĩa là hình thức chia lô đất thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn. Diện tích tách thửa của các lô đất sẽ khác nhau tùy vào mục đích của người làm thủ tục phân lô tách thửa nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định về phân lô tách thửa của pháp luật. Một lưu ý không thể bỏ qua là phân lô tách thửa đất khác với phân lô tách nền dự án.
2. Điều kiện để tách thửa
Để có thể tiến hành phân lô tách thửa, chủ đầu tư cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp do cơ quan có thẩm quyền. Trừ một số trường hợp khác đã được quy định rõ tại khoản 1, điều 168 và khoản 3 điều 186 của luật đất đai.
- Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có diện tích tối thiểu thì mới tách thửa được. Cụ thể, diện tích tối thiểu được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, mỗi địa phương sẽ có quy định về diện tích tối thiểu để phân lô tách thửa khác nhau.
- Đất vẫn đang trong quá trình có thể sử dụng
- Đất không có tranh chấp
- Đất muốn phân lô tách thửa không bị thế chấp hoặc bị kê biên đảm bảo thi hành án.
- Các thành viên có chung quyền sử dụng mảnh đất phải đồng thuận cho tiến hành phân lô tách thửa
3. Hồ sơ và thủ tục phân lô tách thửa 2022
Hồ sơ xin phân lô tách thửa cần những gì?
Được quy định rõ ràng trong thông tư 24/2014/TT của bộ tài nguyên và môi trường, hồ sơ xin phân lô tách thửa bao gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK
- Bản gốc giấy chứng nhận về mảnh đất cần phân lô tách thửa.
Thủ tục phân lô tách thửa như thế nào?
Trình tự và thủ tục phân lô tách thửa bao gồm 3 bước:
Bước 1: Cần làm hồ sơ xin phân lô tách thửa theo mẫu tại điều 9, thông tư 24 như trên, sau đó nộp tại cơ quan có thẩm quyền như: phòng đăng ký đất đai cấp quận hoặc huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Khi văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ xin phân lô tách thửa của người dân sẽ tiến hành các công việc:
- Đo đạc địa chính mảnh đất xin phân lô tách thửa
- Lập hồ sơ xin chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền, sau đó trình lên cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cập nhật những thay đổi và hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới được phân lô tách thửa từ văn phòng đăng ký đất đai hoặc ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nhận hồ sơ từ ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Điều kiện chung khi tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
– Về quy hoạch, mục đích sử dụng đất. Khi tiến hành việc tách thửa đất, người sử dụng đất cần xác định rõ mục đích sử dụng đất được ghi trong Giấy chứng nhận thuộc quy hoạch như nào, cụ thể :
- Đất ở thuộc quy hoạch sử dụng đấy là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp khác;
- Đất trồng cây lâu năm, đất trông cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác hoặc đất ở;
- Đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác hoặc đất nông nghiệp;
- Đất ở và đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp khác.
Về diện tích thửa đất mới được tách thửa. Theo quy định, thửa đất mới được hình thành từ việc tách thửa cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khu đất tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và đã được thể hiện trên Bản đồ địa chính hoặc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Nếu có đường giao thông hiện hữu những chưa được thể hiện trên Bản đồ địa chính hoặc Giấy chứng nhận đã cấp thì UBND xã , phường, thị trấn xác nhận về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú , cùng sử dụng, sau đó UBND huyện/ thành phố xác nhận trường hợp không phảu tự ý mở đường, cộng đồng dân cư đã sử dụng từ lâu;
- Trong trường hợp khu đất được tách thửa chưa có đường giao thông hiện hữu mà hình thành đường giao thông mới thì cần phải thực hiện như sau:
+ Nếu diện tích khu đất tách thửa nhỏ hơn 5 ha: tiến hành lập bản vẽ tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500, được Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt bản vẽ kèm theo văn bản thống nhất. Trong đó thể hiện các quy chuẩn quy định liên quan đến hạ tầng kỹ thuật đường giao thông thuộc bản vẽ gồm : sự tương đồng về chiều rộng của đường giao thông đầu nối, chiều rộng đường giao thông nội khu; chiều rộng đường đầu nối và đường nội khu trong bản vẽ phải lơn hơn hoặc bằng 7m (gồm lòng đường, lề đường, mương thoát nước, …). Ngoài ra, đối với khu đấy sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông mà lớn hơn 5000 m² thì phải dành 5 % diện tích của khu đất để là hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng;
+ Nếu diện tích khu đất tách thửa lơn hơn hoặc bằng 5 ha: tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng trình phê duyệt.
Lưu ý: đối với trường hợp hình thành đường giao thông mới mà đã có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng, người sử dụng đất đề nghị tự bỏ kinh phí đầu tư hạ tầng thì được UBND cấp xã thống nhất triển khai đầu tư, sau đó tiến hành thủ tục tách thửa. Trong trường hợp thu hồi đất để là đường giao thông hoặc triển khai các dự án khác, nếu diện tích của thửa đất còn lại sau khi bị thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định thì người đang sử dụng thửa đất này chuyển nhượng cho người sử dụng đất liền kề hoặc Nhà nước thu hồi phần diện tích đất này và bồi thường, hỗ trợ để quản lý, sử dụng theo quy định.
5. Điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở tỉnh Lâm Đồng
– Đối với thửa đất ở đô thị, quy định thửa đất mới hình thành từ việc tách thừa phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu theo từng trường hợp sau:
+ Nhà phố, quy định:
- Diện tích tối thiểu phái lớn hơn hoặc bằng 40 m²;
- Có kích thước cạnh tiếp giáo đường đối với đường đã có tên hoặc đường hẻm có lộ giới (đường chính) lớn hơn hoặc bằng10 m,
- Các đường, hẻm còn lại (đường hẻm) lớn hơn hoặc bằng 4 m.
+ Nhà liền kê có sân vườn, quy định:
- Đối với đường chính: diện tích tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 72 m² ; có kích thước cạnh tiếp giáp đường chính lớn hơn hoặc bằng 10 m;
- Các đường hẻm còn lại có diện tích tối thiểu là lớn hơn hoặc bằng 64 m²; có kích thước cạnh tiếp giáp đường hẻm là 4 m.
+ Nhà biệt lập, quy định:
- Đối với đường chính, diện tích tối thiểu là 250 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m;
- Đối với đường hẻm, diện tích tối thiểu là 200 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m.
+ Biệt thự, quy định:
- Đối với đường chính: diện tích tối thiểu là 400 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 12 m;
- Đối với đường hẻm: diện tích tối thiểu là 250 m² và có kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m.
Lưu ý: riêng đối với các vị trí, khu vực đã có quy định về lộ giới và các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch, xây dựng đối với nhà ở, công trình riêng lẻ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc tách thửa thực hiện theo quy định đó.
– Đối với thửa đất ở nông thôn, quy hoạch thửa đất mới được hình thành từ việc tách thửa cần lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu, cụ thể trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp có quy định dạng kiến trúc nhà ở: diện tích tách thửa được đảm bảo theo quy định dạng kiến trúc của quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Trường hợp chưa có quy định dạng kiến trúc nhà ở: diện tích tách thửa tối thiểu là 72 m² và kích thước cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 4,5 m.
Bên cạnh đó, ở Lâm Đồng còn có những quy định về diện tích đất tối thiểu đối với các trường hợp khác, như là: đất thuộc quy hoạc sử dụng đất là đất nông nghiệp, đấy thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp,….
– Đối với thửa đất nông nghiệp, quy định:
- Diện tích tối thiểu tách thửa là 500 m² đối với khu vực đô thị;
- Diện tích tối thiểu tách thừa là 1000 m² đối với khu vực nông thôn;
- Nếu tiếp giáp đường giao thông thì đảm bảo cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 10 m
– Đối với thửa đất có mục đích hỗn hợp, quy định:
- Trường hợp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở mà tách thửa đất ở đồng thời với đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định như với đất ở (riêng diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở mới tách này không cần đảm bảo quy định về diện tích tối thiểu để được tách thửa);
- Trường hợp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu tách thửa là diện tích tối thiểu để tách thửa là 500 m² tại khu vực đô thị; và 1000 m² tại khu vực nông thôn nhưng diện tích đất ở chỉ thuộc một trong các thửa đất sau khi tách.
Như vậy, tùy từng khu vực khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau thì việc tiến hành tách thửa cần đảm bảo từng yêu cầu về điều kiện diện tích tối thiểu tách thửa cho phù hợp với quy định của quyết định UBND tỉnh Lâm Đồng.
6. Những lưu ý khi tiến hành tách thửa đất ở tỉnh Lâm Đồng.
Khi tiến hành tách thửa đất ở Lâm Đồng cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
– Nếu thửa đấy được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định , thì để đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.
– Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất ở mà người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa theo mục đích đất ở, thì thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích có nhu cầu tách thửa sang đất ở mà không nhất thiết phải chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất sang đất ở.
– Trường hợp thửa đất tiếp giáp với nhiều đường giao thông có quy định các dạng kiến trúc nhà khác nhau, thì thửa đất tách ra tiếp giáo nhiều đường giao thông phải có kích thước cạnh tiếp giáp các đường sau khi trừ khoảng lùi xây dựng và diện tích tối thiểu theo quy định đối với đường có dạng nhà ở có diện tích lớn nhất.
Trên đây là một số thông tin về quy định tách thửa đất nông nghiệp tại lâm đồng. Hy vọng với những thông tin Zluat đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Zluat, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. Zluat cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình – tại Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận – tại Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung nhanh chóng tại Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 90,000 đồng.
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài không tranh chấp quyền nuôi con trọn gói tại Hương Hữu, Nam Đông, Thừa Thiên Huế