Phân lô/tách thửa là hình thức chia ra thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn, tùy thuộc vào mục đích của người làm thủ tục tách thửa sẽ tách thửa theo diện tích khác nhau nhưng phải đáp ứng được quy định về tách thửa của pháp luật. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng Zluat tìm hiểu các thông tin về quy định tách thửa đất trồng lúa thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
quy định tách thửa đất trồng lúa
1. Phân lô tách thửa là gì?
Phân lô tách thửa được định nghĩa là hình thức chia lô đất thành nhiều lô đất có diện tích nhỏ khác nhau từ một lô đất có diện tích lớn. Diện tích tách thửa của các lô đất sẽ khác nhau tùy vào mục đích của người làm thủ tục phân lô tách thửa nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định về phân lô tách thửa của pháp luật. Một lưu ý không thể bỏ qua là phân lô tách thửa đất khác với phân lô tách nền dự án.
2. Điều kiện để tách thửa
Để có thể tiến hành phân lô tách thửa, chủ đầu tư cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp do cơ quan có thẩm quyền. Trừ một số trường hợp khác đã được quy định rõ tại khoản 1, điều 168 và khoản 3 điều 186 của luật đất đai.
- Mảnh đất muốn tiến hành phân lô tách thửa phải có diện tích tối thiểu thì mới tách thửa được. Cụ thể, diện tích tối thiểu được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, mỗi địa phương sẽ có quy định về diện tích tối thiểu để phân lô tách thửa khác nhau.
- Đất vẫn đang trong quá trình có thể sử dụng
- Đất không có tranh chấp
- Đất muốn phân lô tách thửa không bị thế chấp hoặc bị kê biên đảm bảo thi hành án.
- Các thành viên có chung quyền sử dụng mảnh đất phải đồng thuận cho tiến hành phân lô tách thửa
3. Hồ sơ và thủ tục phân lô tách thửa 2022
Hồ sơ xin phân lô tách thửa cần những gì?
Được quy định rõ ràng trong thông tư 24/2014/TT của bộ tài nguyên và môi trường, hồ sơ xin phân lô tách thửa bao gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK
- Bản gốc giấy chứng nhận về mảnh đất cần phân lô tách thửa.
Thủ tục phân lô tách thửa như thế nào?
Trình tự và thủ tục phân lô tách thửa bao gồm 3 bước:
Bước 1: Cần làm hồ sơ xin phân lô tách thửa theo mẫu tại điều 9, thông tư 24 như trên, sau đó nộp tại cơ quan có thẩm quyền như: phòng đăng ký đất đai cấp quận hoặc huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Khi văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ xin phân lô tách thửa của người dân sẽ tiến hành các công việc:
- Đo đạc địa chính mảnh đất xin phân lô tách thửa
- Lập hồ sơ xin chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền, sau đó trình lên cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cập nhật những thay đổi và hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai mới được phân lô tách thửa từ văn phòng đăng ký đất đai hoặc ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nhận hồ sơ từ ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Quy định về việc tách thửa đất trồng lúa năm 2022
Điều kiện tách thửa đất trồng lúa năm 2022
Là một trong những loại đất nông nghiệp nên để được tách thửa thì đất trồng lúa/đất ruộng cũng phải đảm bảo các điều kiện để được phép tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai, cụ thể như sau:
Một là, đáp ứng các điều kiện chung để được phép tách thửa đất để bán/chuyển nhượng…theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013
Các điều kiện chung về việc tách thửa đất ruộng cụ thể như sau:
– Thửa đất ruộng đã được cấp sổ hồng/sổ đỏ/Giấy chứng nhận;
– Thửa đất ruộng còn trong thời hạn sử dụng đất tại thời điểm đề nghị tách thửa;
– Tại thời điểm đề nghị tách thửa, thửa đất ruộng không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án (thi hành các bản án/quyết định của Tòa án, của Hội đồng trọng tài…);
Hai là, đảm bảo các quy định riêng biệt về điều kiện tách thửa của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất
Điều này cũng đồng nghĩa là, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa không quy định hoặc không cho phép được tách thửa đất nông nghiệp là đất trồng lúa thì người sử dụng đất không được phép tách thửa loại đất này hoặc bị hạn chế tách thửa loại đất này. Nếu trong trường hợp được phép tách thửa thì thường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quy định điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp là đất trồng lúa.
Diện tích tối thiểu để tách thửa đất trồng lúa
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, diện tích tối thiểu được phép tách thửa là một trong những điều kiện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa quy định nếu loại đất này được phép tách thửa. Do đó, khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa có quy định cho phép tách thửa loại đất này thì người sử dụng đất căn cứ vào các điều kiện được phép tách thửa đó để đề nghị tách thửa theo quy định.
Ví dụ: Theo Quyết định 26/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định về việc tách thửa các loại đất, thì Trà Vinh cho phép người sử dụng đất được phép tách thửa đất trồng lúa khi đảm bảo các điều kiện như sau:
+ Diện tích tối thiểu của mỗi thửa đất trồng lúa tại Trà Vinh sau khi tách là 1.000 m2;
+ Đảm bảo các quy định chung và quy định riêng được ghi nhận tại Quyết định 26/2021/QĐ-UBND;
Kết luận: Để được tách thửa đất trồng lúa thì thửa đất này phải đảm bảo các quy định chung của pháp luật đất đai và quy định riêng của từng tỉnh. Trong nhiều trường hợp, theo quy định của từng tỉnh nơi có đất, người sử dụng đất không thể thực hiện việc tách thửa đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quy định hoặc không cho phép tách thửa đất trồng lúa.
5. Hồ sơ xin tách thửa đất trồng lúa năm 2022
Theo Quyết định 25/2014/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành quy định rõ về điều kiện tách thửa đất như sau:
– Các thửa đất ở sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 40m2;- Hình thể thửa đất phải có đủ độ rộng để xây dựng ngôi nhà hình chữ nhật có kích thước chiều rộng tối thiểu là 4m và thuộc phạm vi được phép xây dựng nhà ở.
Ngoài ra, nếu bạn đề nghị tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn 40m2 nhưng đồng thời đề nghị được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.Ngoài ra, do tách thửa nhằm mục đích tặng cho con nên thửa đất cũng phải áp dụng các điều kiện được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
– Có Giấy chứng nhận.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Sau khi xác định mình đủ điều kiện tách thửa đất ở để cho con thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin tách thửa đất.Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, để được tách thửa đất, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đơn giản như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK ban hành theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, sổ hồng).
6. Thủ tục tách thửa đất trồng lúa năm 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bạn có thể chọn nộp hồ sơ ở một trong số các cơ quan sau:
– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính.
Bước 3: Sau khi đã nộp hồ sơ, bạn cần chờ đợi hồ sơ được thẩm định:
Sau 03 ngày trả hồ sơ để bổ sung: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
* Thời gian giải quyết Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
7. Lệ phí tách thửa đất trồng lúa năm 2022
Nếu chỉ tách thửa thì người dân chỉ phải trả phí đo đạc và lệ phí làm bìa mới (nếu có).
Tuy nhiên, việc tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần diện tích đất hoặc chia đất giữa các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (đất được cấp cho “hộ gia đình” và giờ các thành viên tách thửa) nên chi phí phải nộp có thể bao gồm cả lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
Phí đo đạc tách thửa
Phí đo đạc là khoản tiền trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc (không phải nộp cho Nhà nước) nên khoản tiền này tính theo giá dịch vụ.
Thông thường sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ chỉ nộp khi tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất.
Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC, nếu không thuộc trường hợp được miễn thì tính như sau:
Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định.
Lệ phí trước bạ tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
Tuy nhiên trên thực tế không phải khi nào hợp đồng cũng ghi giá 01m2 mà thường sẽ ghi tổng số tiền nên sẽ lấy 0,5% x tổng số tiền trong hợp đồng.
Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định
Lệ phí trước bạ trường hợp này xác định theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
Phí thẩm định hồ sơ
Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.
Lệ phí cấp bìa mới (lệ phí cấp Giấy chứng nhận)
Tương tự như phí thẩm định hồ sơ khoản phí này cũng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều thu từ 100.000 đồng trở xuống.
Trên đây là một số thông tin về quy định tách thửa đất trồng lúa. Hy vọng với những thông tin Zluat đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Zluat, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. Zluat cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Phường 3, Cai Lậy, Tiền Giang. Giấy mới nhất, thanh toán, điều mẫu, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ từ 70,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia khoản nợ chung nhanh tại Phường Đài Sơn, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại An Hòa Tây, Ba Tri, Bến Tre. Hồ sơ hiện nay, thanh toán Online, điền thông tin, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá chỉ khoảng 80,000 đồng.
- Thủ tục ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung nhanh chóng tại Đại An, Vụ Bản, Nam Định
- Giấy đơn Ly hôn Đơn phương kèm hướng dẫn Ly hôn Đơn phương tại Ma Quai, Sìn Hồ, Lai Châu. Giấy mới nhất, thanh toán, điều mẫu, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá chỉ từ 60,000 đồng.