Quy định về cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc [Cập nhật 2023].

cach-tinh-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc.jpg

Khi tham gia làm việc chính thức tại một doanh nghiệp thì người lao động và cả người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cùng Zluat tìm hiểu về điều này trong phạm vi bài viết dưới đây.

Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ ngày 01/01/2018, người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp mà người lao động làm việc 1 tháng trở lên mà doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp đó đang vi phạm luật lao động.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Đối với người đã qua học nghề, đào tạo nghề doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với mức cao hơn 7% so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường mà chưa qua học nghề, đào tạo nghề.
  • Đối với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cao hơn ít nhất là 5% so với người làm việc trong điều kiện bình thường.
  • Đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cao hơn ít nhất là 7% so với người làm việc trong điều kiện bình thường ở vị trí tương đương.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thường xuyên thay đổi theo mức lương cơ bản, cho nên bạn cần phải cập nhật liên tục. Việc xác định vùng I, II, III, IV tùy thuộc theo địa phương cấp huyện, quận, thị xã mà doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh. Tức là trong cùng một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thì các quận các huyện sẽ có các mức đóng bảo hiểm xã hội khác nhau.

Lưu ý về mức lương tháng trích BHXH tối đa:

  • Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
  • Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
  • Như vậy mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là:

20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng

Số tiền bảo hiểm xã hội trích theo lương

  • Từ 1/1/2022 – 30/6/2022: tổng số tiền người lao động và người sử dụng lao động phải nộp là 30,5% trên mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
  • Từ 1/7/2022 – 30/9/2022: tổng số tiền người lao động và người sử dụng lao động phải đóng là 31% trên mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
  • Từ 1/10/2022 trở đi: tổng số tiền người lao động và người sử dụng lao động phải đóng là 32%.

Các mức đóng bảo hiểm xã hội này còn có thể thay đổi, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội và quyết định của chính phủ. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy mức mà người lao động phải nộp là 10,5 %, mức này ít biến động.

Việc giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động nhằm giảm áp lực lên người sử dụng lao động để giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển

Ví dụ về việc trích lương đóng bảo hiểm xã hội

Anh X có mức lương đóng BHXH là 10 triệu đồng. Tại thời điểm tháng 2/2022, mức trích BHXH theo lương anh X như sau:

  • Anh X phải nộp: 10,5% x 10 = 1,5 (triệu đồng)
  • Công ty phải nộp BHXH cho anh X: 20% x 10= 2 (triệu đồng)
  • Tổng số tiền BHXH phải nộp cho cơ quan BHXH: 30,5% x 10 = (3,5 triệu đồng)

Các khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội

Không phải tất cả khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động đều là mức lương tính đóng BHXH, một số khoản phụ cấp không tính đóng BHXH, bao gồm:

  • Tiền thưởng theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Tiền thưởng sáng kiến.
  • Tiền ăn giữa ca.
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại.
  • Các khoản hỗ trợ tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, hỗ trợ nuôi con nhỏ.
  • Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân qua đời.
  • Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn.
  • Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động.
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động.
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp.
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Ví dụ về mức lương trích đóng BHXH khi có khoản phụ cấp:

Anh X có mức lương đóng BHXH là 10 triệu đồng trước ngày 1/3/2022, anh X được hưởng phụ cấp ăn trưa là 730 nghìn đồng và 500 nghìn đồng phụ cấp điện thoại do anh X được điều chuyển sang bộ phận khác.

→ Mức lương đóng BHXH của anh X vẫn là 10 triệu đồng vì các khoản phụ cấp tăng thêm từ tháng 3 không tính đóng BHXH.

Lưu ý: Các khoản phụ cấp cần được quy định rõ ràng trong Hợp đồng lao động, quy chế tài chính của công ty thì mới được tính là khoản phụ cấp không tính đóng BHXH.

Như vậy, trong bài viết này, Zluat đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Quy định về cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc [Cập nhật 2023]. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang