Quy định về chế độ thai sản của người lao động [Năm 2023].

Nếu người lao động sinh con trong năm 2023 thì sinh vào tháng mấy để có lợi hơn về chế độ thai sản? Và Quy định về chế độ thai sản của người lao động [Năm 2023] được quy định ra sao? Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé. 

Quy định về chế độ thai sản của người lao động [Năm 2023]
Quy định về chế độ thai sản của người lao động [Năm 2023]

1.Người lao động cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ thai sản?

Hiện nay, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động khi sinh con được quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể: 

– Đối với lao động nam: tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con.

– Đối với lao động nữ: thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

+ Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, trong đó phải từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý: Nếu lao động nữ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con nhưng vẫn đáp ứng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của các trường hợp nêu trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Lúc này người lao động phải tự nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú chứ không làm thủ tục hưởng thông qua công ty.

2. Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản

Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (Điều 32)

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33)

– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34)

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng.

3 .Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.

Sau khi mức lương cơ bản đã được nâng lên theo quy định của Nghị định 72/2018/NĐ-CP, chế độ thai sản 2018 cũng đã tăng mức trợ cấp một lần cho lao động nữ sinh con. Từ ngày 01/07/2018 mức trợ cấp này sẽ là 2,78 triệu đồng/lần thay vì 2,6 triệu đồng/ lần như trước đây.

4.Năm 2023, người lao động sinh con vào tháng mấy sẽ được hưởng chế độ thai sản có lợi hơn?

Trong năm 2023, có sự thay đổi về mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng tăng đến 1.800.000 đồng kể từ ngày 01/7/2023 theo Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022. Do đó, mức lương cơ sở năm 2023 sẽ được chia làm 02 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (từ ngày 01/01/2023 đến 30/6/2023) mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng;

– Giai đoạn 2 (từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023) mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Do đó, dựa trên các mức hưởng chế độ thai sản của người lao động được nêu tại mục 2, có thể thấy mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con cũng có sự khác biệt trong từng giai đoạn tương ứng, cụ thể:

Chế độ thai sảnGiai đoạnMức tăng thêm
Trước 01/7/2023Sau 01/7/2023
LĐ nữTrợ cấp 01 lần khi sinh con2.980.000 đồng/con3.600.000 đồng/con620.000 đồng/con
Trợ cấp dưỡng sức sau thai sản447.000 đồng/ngày540.000 đồng/ngày93.000 đồng/ngày
LĐ namTrợ cấp 01 lần khi vợ sinh con2.980.000 đồng/con3.600.000 đồng/con620.000 đồng/con

Như vậy, nếu người lao động sinh con trong giai đoạn 06 tháng cuối năm 2023 (từ sau ngày 01/7/2023) thì sẽ được hưởng mức trợ cấp một lần khi sinh con tăng đến 620.000 đồng/con; riêng đối với lao động nữ thì mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản cũng tăng thêm 93.000 đồng/ngày.

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư