Quy định về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp (Cập nhật 2023).

Tùy từng thời điểm mà doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề phức tạp mà nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Mời quý độc giả cùng Zluat tìm hiểu Quy định về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

1. Sáp nhập và thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý của nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật.

Quy Dinh Ve Thue Khi Sap Nhap

2. Thủ tục về thuế

2.1 Thủ tục về thuế là gì?

Thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là các vấn đề về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế khi tiền hành sáp nhập doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp không có quy định về giải quyết thủ tục thuế của các doanh nghiệp khi thực hiện sáp nhập mà chỉ quy định chung về việc công ty nhận sáp nhập sẽ hưởng quyền và nghĩa vụ của công ty sáp nhập. Vì vậy để thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khi sáp nhập thì cần một số hồ sơ, bao gồm:

2.2 Hồ sơ về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập với nhau thì phải tiến hành thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm hồ sơ cụ thể như sau:

Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;

Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương;

Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác

Trình tự thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Bước 1: Quyết toán thuế thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Khi tiến hành thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hành quyết toán thuế.

  • Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiền của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp sáp nhập có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiền hoặc kỳ tình thuế thu thập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
  • Thời gian nộp sơ khai thuế: Chậm nhất chị ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập

​​​Bước 2: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Người nộp thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trong thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Một trong những thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp đó là doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc của Nhà nước.

Bước 4: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh đều có một mã số thuế khác nhau tuy nhiên khi sáp nhập doanh nghiệp với nhau và làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lữa mã số thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt còn lại mã số thuế của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Vì vậy, để thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khi sáp nhập, pháp lut doanh nghiệp cần bổ sung quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập được thực hiện trước hay sau khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn chiếu sang quy định pháp luật về thuế.

 

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Quy định về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp mà Zluat muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Zluat nhé!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *