Visa là loại giấy tờ vô cùng quan trọng, quyết định một người nước ngoài có thể sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại một quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là loại giấy tờ có thời hạn xác định tùy thuộc vào mỗi loại visa khác nhau. Nếu vẫn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam dù visa đã hết hạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, bài viết sau đây của Zluat sẽ trình bày về xử lý người nước ngoài hết hạn visa cũng như các bước cần làm khi hết hạn visa.
Visa là gì?
Visa còn được gọi là thị thực, là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 quy định ký hiệu thị thực (visa) như sau:
1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4. NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7. LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
7a. ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
7b. ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
7c. ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
7d. ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng
8. DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8a. DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
11. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
13. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
16. LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
17. DL – Cấp cho người vào du lịch.
18. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
19. VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
20. SQ – Cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:
– Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
– Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại..
Người nước ngoài hết hạn visa khi nào?
Tùy từng loại visa được cấp mà mỗi loại sẽ có thời hạn khác nhau. Khi hết thời hạn này, nếu người nước ngoài vẫn đang lưu trú tại Việt Nam sẽ được xếp là hành vi lưu trú bất hợp pháp, vi phạm Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Người nước ngoài hết hạn visa bao lâu thì bị phạt?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì ngay từ khi người nước ngoài để visa Việt Nam hết hạn 1 ngày đã bị phạt hành chính từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng. Mức phạt sẽ tăng theo số ngày quá hạn và người nước ngoài có thể bị trục xuất ngay lập tức.
Nếu bị trục xuất khỏi Việt Nam, người nước ngoài có thể bị cấm nhập cảnh trở lại thời gian thông thường từ 2-5 năm.
Người nước ngoài hết hạn visa cần phải làm gì?
Trước khi hết hạn visa, người nước ngoài cần thực hiện gia hạn visa. Thủ tục gia hạn visa phải được thực hiện trước khi visa hết hạn. Thời gian hợp lý để gia hạn visa là trước khi hết hạn 7 ngày. Mục đích gia hạn Visa để đảm bảo quyền lợi cư trú hợp pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam, Đây là cách duy nhất để người nước ngoài được tiếp tục ở lại Việt Nam một cách hợp pháp sau khi visa hết hạn mà không cần phải xuất cảnh; tránh bị đưa vào danh sách đen của Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam vì lý do quá hạn visa và có nhiều thời gian hơn để giải quyết các công việc tại Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài không gia hạn visa, thì visa sẽ bị quá hạn. Khi đó, sẽ bị phạt tiền và có thể phải xuất cảnh.
Trình tự, thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn Visa
Thành phần hồ sơ gia hạn của mỗi loại visa sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh. Cụ thể đối với một số trường hợp như sau:
Đối với Visa đầu tư:
+ Văn bản đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận vốn góp.
+ Bản sao giấy phép hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài.
Đối với Visa lao động:
+ Văn bản đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
+ Bản sao giấy phép hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài
+ Giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động
Đối với visa thương mại
+ Văn bản đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
+ Bản sao giấy phép hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài.
Đối với Visa du lịch
+ Văn bản đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Hộ chiếu gốc và visa đang sử dụng.
Đối với Visa diện thăm thân
+ Văn bản đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
+ Bản sao giấy tờ của người bảo lãnh: Nếu người thân là người Việt Nam là CMND/CCCD; người thân là người nước ngoài là hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế khác.
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân: chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh, Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình…
Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn Visa.
Cơ quan giải quyết vấn đề Visa cho người nước ngoài ở Việt Nam là cục xuất nhập cảnh. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người nộp đơn cần căn cứ vào vị trí hiện tại mà nộp tại địa chỉ gần nhất.
– Cục xuất nhập cảnh Hà Nội: 44-46 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
– Cục xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
– Văn phòng xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thắng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết hồ sơ là từ 3 – 5 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ sai sót, thiếu giấy tờ, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Nếu đầy đủ giấy tờ, hồ sơ sẽ được tiếp nhận gia hạn.
Lệ phí gia hạn visa
Căn cứ theo Biểu mẫu thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC quy định phí gia hạn visa thăm thân cho người nước ngoài như sau:
Dịch vụ gia hạn Visa cho người nước ngoài
Trường hợp không thể tự mình tiến hành gia hạn Visa, không có thời gian thực hiện, chưa nắm rõ quy định pháp luật về gia hạn Visa, hãy liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép nhanh trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Aluat.vn | Xin giấy phép kinh doanh quán cafe tại thành phố Hạ Long.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) không tranh chấp quyền nuôi con – tại Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Thanh Hóa
- Thủ tục ly hôn với người nước ngoài Không có con chung trọn gói tại Mỹ Thắng, Mỹ Lộc, Nam Định
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 70,000 đồng.