So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần [Cập nhật 2023].

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Zluat để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Phan Biet Cong Ty Tnhh Va Cong Ty Co Phan
Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần

1. Điểm giống nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sẽ thực hiện thủ tục góp vốn trong thời hạn 90 ngày hoặc ngắn hơn theo quy định tại điều lệ công ty.
  • Cả hai loại doanh nghiệp này có sự tách biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
  • Các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ.
  • Các thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Hai loại hình doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong đó bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Khi huy động vốn, cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có thể phát hành trái phiếu.
  • Khi xác lập tư cách thành viên: có thể thực hiện bằng cách: nhận thêm thành viên mới; thành viên được nhận thừa kế, tặng cho.
  • Khi chấm dứt tư cách thành viên: có thể do chuyển nhượng; có người mua lại vốn góp, cổ phần; tặng cho, người khác; thành viên chết, hoặc bị tòa án tuyên bố chết; tổ chức bị giải thể.

2. Điểm khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần

Rất nhiều điểm khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

2.1 Sự khác nhau về khái niệm  

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập vào công ty. Và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty cổ phần: là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

2.2 Số lượng thành viên cổ đông

Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được quy định là từ 2 người trở lên và tối đa không vượt quá 50 người.

Công ty cổ phần: Số lượng cổ đông của công ty tối thiểu là 3 người và không giới hạn số lượng tối đa.

2.3 Cấu trúc vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: Vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu. Không chia thành các phần bằng nhau.

Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Và được ghi nhận bằng cổ phiếu.

2.4 Huy động vốn

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khi huy động vốn, công ty có thể thực hiện như sau: phát hành trái phiếu; các thành viên trong công ty góp thêm; đi vay,…

Công ty cổ phần: Khi huy động vốn, công ty có thể thực hiện: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; đi vay;…. Hình thức phát hành cổ phiếu là một trong các cách huy động vốn vô cùng tốt. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản đặc trưng nhất của công ty cổ phần.

2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. 

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Tham khảo bài viết: Quy định về ban kiểm soát công ty TNHH của công ty Zluat

2.6. Trách nhiệm của các thành viên/ cổ đông

♣ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 

Thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Nếu có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết: Công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

♣ Công ty cổ phần: 

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn góp vốn. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

2.7 Hoạt động chuyển nhượng vốn

♣ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 

Các thành viên góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên thực hiện hoạt động chuyển nhượng vốn thông qua các hình thức sau:

– Mua lại vốn góp: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

– Chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác sau khi đã thực hiện chào bán với các thành viên còn lại trong công ty mà không có ai mua.

– Trong một số trường hợp đặc biệt: Thành viên góp vốn chết (người thừa kế là thành viên); Thành viên góp vốn bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự (thực hiện thông qua người giám hộ); Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

♣ Công ty cổ phần:

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. . 

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Trừ:

– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

– Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác. Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. 

– Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần.

3. Những câu hỏi thường gặp

Về số lượng thành viên/ cổ đông?

  • Công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Công ty TNHH 2 thành viên có từ 2 thành viên trở lên đến 50 thành viên.
  • Công ty cổ phần có tối thiểu là 3 người và không giới hạn số lượng tối đa 

Cách thức huy động vốn?

Công ty TNHH 1 thành viên: Có thể phát hành trái phiếu.
Công ty TNHH 2 thành viên: Khi huy động vốn, công ty có thể thực hiện như sau: phát hành trái phiếu; các thành viên trong công ty góp thêm; đi vay,…
Công ty cổ phần: Khi huy động vốn, công ty có thể thực hiện: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; đi vay;…. 

Cơ cấu tổ chức bộ máy?

Công ty TNHH 1 thành viên: Điều 78 Luật doanh nghiệp năm 2020).

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác

Về vốn điều lệ?

  • Công ty TNHH 1 thành viên: (Điều 74 uật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).
  • Công ty TNHH 2 thành viên: (Điều 48 uật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).
  • Công ty cổ phần: (Điều 111 uật doanh nghiệp 2014 được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020).

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật Zluat để được hỗ trợ:

Hotline: 0906.719.947
Zalo: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
Website: Zluat.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *