Luật Du lịch 2017 quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch. Trong bài viết này, Zluat mời bạn cùng tìm hiểu về sự cần thiết của luật du lịch 2017 – Công ty Zluat
Sự cần thiết của luật du lịch 2017 – Công ty Zluat
1. Luật Du Lịch 2017 là gì?
Luật du lịch là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ về tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch.
2. Sự cần thiết của luật du lịch 2017
Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình triển khai Luật du lịch 2005 đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của ngành Du lịch, cụ thể như sau:
Một là, Luật du lịch có một số nội dung chưa tương thích với hệ thống pháp luật hiện hành. Kể từ năm 2006 đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như: Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại 2005, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật xây dựng năm 2014, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014…. Đặc biệt, tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó có nhiều quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường…. Sự phát triển, thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam cùng với quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã làm nhiều quy định của Luật du lịch về chính sách phát triển du lịch, quy hoạch du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, kinh doanh du lịch, xúc tiến du lịch,… không còn phù hợp và thiếu tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu sửa đổi toàn diện.
Hai là, một số nội dung quy định trong Luật du lịch chưa rõ ràng, tạo ra cách hiểu khác nhau, hoặc thiếu tính khả thi, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật, triển khai trên thực tế. Cụ thể:
Quy định về chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là việc hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chưa cụ thể, thiếu tính khả thi, khó triển khai trên thực tế. Quy định về ưu đãi đầu tư tại Điều 6 Luật du lịch không còn phù hợp với quy định của Luật đầu tư, theo đó du lịch là lĩnh vực, ngành nghề không được hưởng ưu đãi (Điều 16 Luật đầu tư).
Tài nguyên du lịch được quản lý bởi nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau. Luật Du lịch chưa phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể quản lý tài nguyên và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp trong việc xác định giá trị, đánh giá, phân loại, quản lý tài nguyên du lịch đảm bảo khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững.
Một số quy định về quy hoạch trong Luật du lịch không còn phù hợp với quy định của pháp luật liên quan về phân loại quy hoạch và thẩm quyền xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch du lịch.
Các điều kiện công nhận khu, điểm du lịch chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi, không quy định rõ thời điểm công nhận, chưa triển khai được trên thực tế.
Tiêu chí công nhận đô thị du lịch trong Luật du lịch chưa cụ thể, chưa phù hợp với quy định về 6 loại đô thị trong Luật quy hoạch đô thị, gồm loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V, không có đô thị du lịch.
Quy định về tuyến du lịch không còn phù hợp với thực tế. Khách du lịch, doanh nghiệp du lịch có quyền chủ động lựa chọn, xây dựng chương trình du lịch linh hoạt, không nhất thiết phải gắn với các tuyến giao thông cố định như các tuyến du lịch truyền thống trước đây. Vì vậy, việc quy định nội dung này trong Luật du lịch là không cần thiết.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa tại Luật du lịch được quy định đơn giản hơn so với điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, không cần giấy phép, không cần tiền ký quỹ. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự bất bình đẳng, sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch là công dân Việt Nam thấp hơn cho khách du lịch là người nước ngoài, hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thiếu trật tự, quyền lợi cho khách du lịch chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, quy định về mua bảo hiểm chỉ áp dụng bắt buộc đối với khách du lịch ra nước ngoài, chưa áp dụng đối với khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Khi xảy ra sự cố, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch chưa được đảm bảo, tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khi khắc phục hậu quả. Một số điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định trong Luật còn mang tính hình thức, không có ý nghĩa thực tiễn.
Hướng dẫn viên du lịch là một nghề, vì vậy việc quy định người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp đại học trở lên đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa. Đồng thời dẫn đến hệ quả nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu, thông thạo ngoại ngữ chưa có bằng đại học không thể trở thành hướng dẫn viên quốc tế. Thuyết minh viên tại khu du lịch, điểm du lịch – một lực lượng đông đảo, có vai trò quan trọng trong hoạt động hướng dẫn du lịch nhưng chưa được quy định rõ, dễ nhầm lẫn với lực lượng thuyết minh viên trong bảo tàng, điểm tham quan văn hóa. Quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chưa đảm bảo sự sẵn sàng, sự đa dạng về loại hình cung cấp dịch vụ hướng dẫn.
Quy định của Luật du lịch về cơ sở lưu trú du lịch còn có bất cập, hạn chế. Một số loại hình lưu trú mới xuất hiện nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh. Quy định về thẩm định, thẩm định lại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch bắt buộc đã bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với thực tế kinh doanh lưu trú du lịch.
Quy định về văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài, nhưng chưa rõ về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí hoạt động, có xung đột về tên gọi với quy định của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nên chưa triển khai được trên thực tế.
Quy định về ngành du lịch chưa rõ là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, hội nhập quốc tế sâu rộng; trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý và phát triển du lịch chưa được quy định cụ thể, chưa đầy đủ hoặc còn trùng lặp.
Một số khái niệm, thuật ngữ quy định trong Luật du lịch chưa chính xác, rõ ràng, không phù hợp với thực tế cũng như thông lệ quốc tế; một số nội dung về thẩm quyền, thủ tục hành chính chưa phù hợp với chủ trương cải cách hành chính hiện nay.
Ba là, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần xác lập rõ vai trò trung tâm, động lực của doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, những yếu tố cản trở, gây khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động cần được loại bỏ, tạo hành lang pháp lý thực sự thông thoáng để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước xây dựng thể chế, chính sách, môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên, việc xây dựng và ban hành Luật du lịch (sửa đổi) là rất cấp thiết, đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thúc đẩy du lịch phát triển.
3. Một số điểm mới của Luật Du lịch 2017
Luật Du lịch năm 2017 có 09 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch năm 2005 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch, cụ thể một số điểm mới của Luật Du Lịch 2017 như sau:
Một là, Luật Du lịch 2017 đã có các quy định về khách du lịch, thể hiện rõ quan điểm lấy khách du lịch làm trung tâm trong mọi hoạt động du lịch như: tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch (khoản 5, điều 4) quy định về các loại khách du lịch (Điều 10); quyền và nghĩa vụ của khách du lịch (Điều 11); bảo đảm an toàn cho khách du lịch (Điều 13) và giải quyết kiến nghị của khách du lịch (Điều 14),.. Bên cạnh trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đã bổ sung thêm quy định khách du lịch có nghĩa vụ ứng xử văn minh, tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch để giữ gìn hình ảnh quốc gia khi đi du lịch nước ngoài của công dân Việt Nam.
Hai là, Luật Du lịch 2017 quy định về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và phát triển du lịch cộng đồng (Điều 18, Điều 19) nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân sáng tạo, xây dựng, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch có chất lượng, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Luật Du lịch 2017 đã bổ sung quy định về du lịch cộng đồng, một loại hình du lịch đặc thù, có tính văn hóa và nhân văn sâu sắc nhằm phát triển du lịch vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.
Ba là, Luật Du lịch 2017 cũng quy định về trách nhiệm, quyền lợi của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch (Điều 6): Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường. Cộng đồng dân cư cũng sẽ được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch.
Bốn là, quy định về các loại hướng dẫn viên du lịch (Điều 58 đến Điều 66) bao gồm các loại hướng dẫn viên du lịch, điều kiện hành nghề hướng dẫn du lịch; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp,cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động hành nghề hướng dẫn; điều kiện về trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được điều chỉnh từ trình độ cử nhân thành trình độ cao đẳng để phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Trên đây là bài viết Sự cần thiết của luật du lịch 2017 – Công ty Zluat. Công ty Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không chia tài sản trọn gói tại Phường Hàm Rồng, Thanh Hóa, Thanh Hóa
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia nợ chung – tại Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) – tại Tân Lập, Bắc Sơn, Lạng Sơn
- Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Huyện Quảng Trạch.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Quang Hưng, Phù Cừ, Hưng Yên. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 40,000 đồng.