Tùy từng thời điểm mà doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề phức tạp mà nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Mời quý độc giả cùng Zluat tìm hiểu Tại sao phải sáp nhập doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.
1. Hiểu sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Sáp nhập doanh nghiệp có thể hiểu là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, một hoặc một số công ty (được gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của mình vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập). Đồng thời chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động của công ty bị sáp nhập.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp A sáp nhập vào doanh nghiệp B thì khi đó doanh nghiệp A sẽ không còn tồn tại. Lúc này cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B.
Tất cả những thủ tục sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014. Quy trình sáp nhập luôn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về mặt pháp lý với đồng thời doanh nghiệp sáp nhập hoặc bị sát nhập.
2. Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp hiện nay có 5 hình thức phổ biến đó là:
- Sáp nhập ngang: Đây là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm, dịch vụ. Các công ty, doanh nghiệp trong trường hợp này, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Sáp nhập dọc: Hình thức sáp nhập này diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn như giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó.
- Sáp nhập mở rộng thị trường: Hình thức sáp nhập diễn ra đối với hai doanh nghiệp cùng kinh doanh về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng ở những thị trường khác nhau.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm: Hình thức sáp nhập này diễn ra đối với hai doanh nghiệp bán hoặc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên chúng lại có mối liên quan tới nhau trong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn: Kiểu sáp nhập này diễn ra giữa các doanh nghiệp phục vụ cùng một đối tượng khách hàng trong một ngành cụ thể. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoặc công ty đó không cùng một lĩnh vực kinh doanh. Mục đích là nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
3. Lợi ích và hạn chế khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
Việc sáp nhập doanh nghiệp ngày càng trở thành xu thế phát triển của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Vậy đâu là lợi ích khi sáp nhập doanh nghiệp và mặt hạn chế của nó là gì?
Lợi ích
Những lợi ích từ việc sáp nhập doanh nghiệp đó là:
a) Quy mô doanh nghiệp được mở rộng
Việc 2 hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau sẽ tạo nên những quy mô lớn hơn về nguồn vốn, nhân công, số lượng chi nhánh,… Qua đó tạo ra khả năng cung ứng vốn cho những dự án có quy mô lớn hơn, lãi suất cạnh tranh cũng tăng cao hơn. Ngoài ra, sự gia tăng về chi nhánh sau khi sáp nhập sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
b) Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi doanh nghiệp được tạo ra đều sở hữu đặc thù kinh doanh riêng biệt. Chính vì vậy khi kết hợp lại sẽ có những thế mạnh riêng nhằm bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của doanh nghiệp trước đó. Nhờ vậy, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ mà doanh nghiệp trước không có. Từ đó giúp tăng sự gắn bó của khách hàng. Đồng thời tăng nguồn thu cho doanh nghiệp sau khi sáp nhập.
c) Giá trị doanh nghiệp được nâng cao
Việc sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát huy lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn. Nó giúp giảm bớt các chi phí thực hiện nếu tiến hành mở rộng quy mô hoạt động. Kéo theo đó là cắt giảm lượng nhân sự dư thừa, làm việc kém hiệu quả.
Ngoài ra việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp phù hợp sẽ góp phần tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng. Từ đó tăng năng suất hoạt động cho doanh nghiệp, mang lại nguồn lợi nhuận cao, nhanh chóng vươn tới vị trí cao hơn trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích thiết thực thì sáp nhập doanh nghiệp cũng tồn tại một số hạn chế như:
a) Ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ
Quá trình sáp nhập doanh nghiệp sẽ khiến cho quyền lợi của các cổ đông nhỏ bị ảnh hưởng lớn. Các ý kiến của các cổ đông nhỏ có thể sẽ bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi thông qua việc sáp nhập. Bởi số phiếu của họ không đủ để phủ định nghị quyết của Đại hội đồng. Khi các cổ đông nhỏ không chấp nhận sáp nhập thì họ sẽ tiến hành bán cổ phiếu của mình. Như vậy họ sẽ bị thiệt thòi khá nhiều. Vì đây là giai đoạn thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất nên giá cổ phiếu sẽ không cao.
Trường hợp những cổ đông này vẫn tiếp tục nắm giữ thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu biểu quyết sẽ càng nhỏ. Bởi thông thường, sau sáp nhập, số vốn điều lệ sẽ tăng lên. Do đó tổng số quyền biểu quyết sẽ cao hơn trước.
b) Các cổ đông lớn dễ xảy ra mâu thuẫn
Sau quá trình sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn cổ phần lớn hơn. Những cổ đông lớn của doanh nghiệp bị thâu tóm có thể sẽ mất đi quyền kiểm soát doanh nghiệp như trước đây. Khi đó, các cổ đông lớn sẽ tìm cách liên kết với nhau để tạo nên thế lực của mình.
Mục đích là để kiểm soát doanh nghiệp sau sáp nhập. Cuộc đua này sẽ không bao giờ chấm dứt cho tới khi các bên cùng thỏa mãn quyền lợi của mình. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp chưa từng hợp tác cùng nhau nên sau khi sáp nhập cũng dễ dẫn đến sự mâu thuẫn.
c) Văn hóa doanh nghiệp không được đồng nhất
Khi tiến hành sáp nhập, văn hóa doanh nghiệp ở mỗi nơi sẽ tập hợp lại trong một môi trường mới, điều kiện mới. Đội ngũ nhân viên sẽ cảm thấy bỡ ngỡ trong thời gian đầu. Họ sẽ phải tìm cách thích nghi với những thay đổi mới với tâm thế duy trì văn hóa doanh nghiệp cũ và tiếp nhận thêm văn hóa từ doanh nghiệp khác.
Nếu ban lãnh đạo không tìm được cách thức kết hợp văn hóa doanh nghiệp một cách tối ưu sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa đội ngũ nhân viên. Về lâu dài sẽ khiến cho sự quản lý văn hóa doanh nghiệp trở nên lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Tại sao phải sáp nhập doanh nghiệp mà Zluat muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Zluat nhé!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Phường Đa Phúc, Quận Dương Kinh, Hải Phòng
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương dành quyền nuôi con trọn gói tại Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An
- Mẫu đơn LY HÔN ĐỒNG THUẬN và ĐƠN PHƯƠNG tại Vân Hội, Tam Dương, Vĩnh Phúc, chỉ từ 60.000 đồng, thanh toán ONLINE, TẢI VỀ và đi nộp tòa NGAY – Luật sư và Cộng sư.
- Luật sư ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) dành quyền nuôi con – tại La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Vũ Phúc, Thái Bình, Thái Bình. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá rẻ nhất 90,000 đồng.