Thẩm quyền thanh lý tài sản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

trinh-tu-thu-tuc-ban-thanh-ly-so-tai-san-cua-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-1.jpg

Doanh nghiệp Nhà nước( doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước ) là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp hành với những đặc điểm riêng biệt. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về doanh nghiệp Nhà nước? Thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định như thế nào?


Trinh Tu Thu Tuc Ban Thanh Ly So Tai San Cua Co Quan Hanh Chinh Nha Nuoc

Thẩm quyền thanh lý tài sản doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

1. Khái niệm thanh lý tài sản công

Trong các phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP, cơ quan hành chính nhà nước thanh lý tài sản công có thể chọn hình thức thanh lý là bán tài sản nhà nước, sau đây gọi là bán thanh lý tài sản. Khi thực hiện thanh lý tài sản công dưới hình thức bán thanh lý tài sản thì phải thực hiện thông qua việc đấu giá (trừ các trường hợp: tài sản của cơ quan hành chính nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán; việc tham gia đấu giá tài sản đã hết thời hạn đăng ký).

Bán thanh lý tài sản được thực hiện theo một trong những phương thức sau: niêm yết giá, chỉ định, đấu giá.

2. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Theo quy định tại Khoản 11, Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

Thứ nhất , về Sở hữu: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần , vốn góp chi phối. Đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để thành lập hoặc là những doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50 % vốn điều lệ. Như vậy, đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước là vốn của nó thuộc sở hữu nhà nước hoặc cơ bản thuộc về nhà nước, Tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.

Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối nên nhà nước có toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động , đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý; đối với việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp.

Thứ ba, về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước hiện nay rất đa dạng, nó có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần hay vốn góp chỉ phối của nhà nước .

Thứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy tu bù chỉ và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( trách nhiệm hữu hạn ).

 

 

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về số vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của mình.

Theo quy đinh tại Điều 88, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Dựa vào mục đích hoạt động gồm có:

 – Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận .

– Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích: Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất , cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc tế phòng an ninh.

Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện một bước việc đưa loại doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của loại doanh nghiệp này.

 

 

Dựa vào quy mô và hình thức gồm có:

– Doanh nghiệp nhà nước độc lập; là doanh nghiệp nhà nước không có cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác bao gổm: Công ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên, Doanh nghiệp có cô phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

– Doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty Nhà nước.

+ Doanh nghiệp nhà nước thành viên : Là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn .

+ Tổng công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo … trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Dựa vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp, gồm :

– Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp nhà nước mà ở đó Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp nhà nước mà ở đó chỉ có giám đốc doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng.

3. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp

“2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.

b) Đối với doanh nghiệp nhà nước được đầu tư thành lập chủ yếu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và nền kinh tế, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh khi nhượng bán tài sản trực tiếp phục vụ các nhiệm vụ này phải được sự đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

c) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, doanh nghiệp phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.

d) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới doanh nghiệp không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản cố định thuộc một số ngành đặc thù (sản xuất thuốc lá, tàu biển, tàu bay) thì ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.

 

 

e) Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng (đầu tư, xây dựng dở dang), nếu không tiếp tục đầu tư dự án doanh nghiệp được thực hiện chuyển nhượng dự án (chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án) cho nhà đầu tư khác theo quy định Luật đầu tư. Đối với dự án kinh doanh bất động sản khi chuyển nhượng dự án phải đảm bảo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.”

Theo như quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp Nhà nước có quyền  chủ động thanh lý tài sản tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành. Và Điều luật bên trên đã quy định rõ thẩm quyền thanh lý tài sản của Doanh nghiệp 100% vốn điều lệ Nhà nước bao gồm: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Cơ quan Đại diện, chủ đầu tư trong từng trường hợp mfa Điều luật quy định. Đồng thời, các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì sẽ do Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.

Để có thể thanh lý tài sản của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp nhà nước. Hội đồng thanh lý tài sản sẽ có những nhiệm vụ nhất định, ví dụ như: Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Quy định về thanh lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước mà Zluat đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; Zluat với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang