Ngày càng xuất hiện càng nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp không chỉ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh khác. Theo đó, những doanh nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều trong các khu vực này. Vậy khi thành lập doanh nghiệp chế xuất pháp luật có yêu cầu gì khác với doanh nghiệp bình thường hay không? tất cả sẽ được Zluat giải đáp thông qua bài viết: “Thành lập công ty chế xuất- những điều cần biết”:
1.Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất gồm 2 loại:
Loại 1- doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Loại 2- doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất: là doanh nghiệp được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất là loại hình doanh nghiệp chuyển sản xuất để xuất khẩu. Lưu ý rằng doanh nghiệp chế xuất không phải một loại hình doanh nghiệp. Tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất đó là phải đảm bảo đáp ứng được các quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế như sau:
- Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
- Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng;
- Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp;
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
- Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
3.Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Thường thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên bài viết sẽ trình bày thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài – trường hợp phổ biến hiện nay:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đầu tiên, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin hồ sơ lên trang điện tử đăng ký đầu tư nước ngoài. Sau đó chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu tinh tế. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chuẩn bi hồ sơ và nộp về cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ hợp lệ bao gồm các giấy tờ sau
- Đơn xin thành lập công ty chế xuất
- Bản thông qua thành lập doanh nghiệp của cổ đông, các thành viên xác nhận
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất,
- Văn bản điều lệ doanh nghiệp
- Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế
- Giấy CMND, hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên công ty
Bước 3: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4.Những câu hỏi thường gặp về thành lập doanh nghiệp chế xuất
Câu hỏi 1: Doanh nghiệp chế xuất có được hưởng ưu đãi gì không?
Vì đặc thù của doanh nghiệp chế xuất nên pháp luật quy định doanh nghiệp này được hưởng một số ưu đãi như:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới từ ngày 1/1/2016).
- Theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế 02 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo ( không áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh)
- Ưu đãi tiền sử dụng đất: Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, dự án đầu tư của doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.
- Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu: Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu, xuất khẩu mọi hàng hóa/ dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế VAT 0%.
Câu hỏi 2: Công ty chế xuất có thể được thành lập theo loại hình nào?
Tùy vào mục đích của chủ sở hữu mà có thể thành lập doanh nghiệp chế xuất theo loại hình phù hợp. Mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, chủ sở hữu nên linh động lựa chọn để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất thì không thể thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân.
Câu hỏi 3: Không đăng công bố sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất có sao không?
Đây là quy định bắt buộc theo Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định tại khoản 1 điều 26 nghị định số 50/2016/NĐ-CP các hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời gian quy định những nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
5.Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chế xuất của Zluat
Thành lập doanh nghiệp chế xuất không đơn giản và dễ thực hiện như việc các doanh nghiệp thông thường khác. Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về các vấn đề pháp lý trong việc thành lập công ty chế xuất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì khác liên quan, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của Zluat chúng tôi:
Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình và đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng gặp phải về các vấn đề pháp lý xung quanh việc thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 0906.719.947
- Zalo: 0906.719.947
Mail: [email protected]