Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra cơ hội hoạt động kinh doanh tại Nhật của các nhà đầu tư Việt Nam. Vậy quy trình thành lập công ty tại Nhật như thế nào? Có phức tạp hơn quy trình thành lập doanh nghiệp trong nước hay không? Tất cả sẽ được Zluat giải đáp thông qua bài viết: “Thành lập công ty tại Nhật như thế nào?”
1.Lợi ích của việc thành lập công ty tại Nhật
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, việc thành lập công ty về mọi lĩnh vực ngày càng phổ biến. Nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam không chỉ có nhu cầu thành lập công ty trong nước mà còn có nhu cầu thành lập công ty ở nước ngoài để mở rộng thị trường. Và Nhật Bản là một môi trường tốt để thành lập doanh nghiệp, bởi lẽ Nhật là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, quan hệ Việt- Nhật rất tốt đẹp.
Việc thành lập công ty tại Nhật đem lại một số lợi ích như:
- Thuận lợi trong việc ký kết làm ăn, hợp tác với các đối tác Nhật.
- Nâng cao vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán kinh doanh, xây dựng niềm tin, thương hiệu.
- Học hỏi được công nghệ tiên tiến tại Nhật
- Tận dụng một số ưu đãi về thuế
- Đa dạng ngành nghề đầu tư kinh doanh, các ngành nghề khó xin kinh doanh trong nước đều có thể xin kinh doanh ở Nhật Bản.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng thương hiệu Nhật Bản để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Khi xin visa kinh doanh tại Nhật 5 lần trở lên, bạn có thể xin nhập quốc tịch Nhật Bản, nếu lưu trú tại Nhật trong 10 năm có quyền xin visa vĩnh trú.
2.Quy trình thành lập công ty tại Nhật
Thủ tục thành lập công ty tại nước ngoài tất nhiên sẽ phức tạp hơn khi thành lập doanh nghiệp trong nước. Nhìn chung, thủ tục thành lập công ty tại Nhật sẽ chia làm 2 giai đoạn: thủ tục tại Việt Nam và thủ tục tại Nhật. Cụ thể, quy trình thành lập công ty tại Nhật trải qua các 3 bước chính sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
Đầu tiên, phải xem dự án đầu tư có thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hay không:
Nếu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Nếu không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bước 2: Thực hiện các thủ tục pháp lý tại nước ngoài liên quan đến thành lập công ty tại Nhật.
Công đoạn này sẽ phải tuân thủ pháp luật doanh nghiệp Nhật Bản. Về cơ bản, tương tự như pháp luật Việt Nam, để thành lập công ty tại Nhật cần phải đăng ký kinh doanh. Nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải xin giấy phép kinh doanh.
Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài để thành lập công ty tại Nhật.
Bước 4: Xin visa kinh doanh tại Nhật: dành cho cá nhân hoặc tập thể có hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh ở Nhật. Lưu ý với những người với tư cách lưu trú là visa kỹ sư, trí thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế, visa gia đình nếu muốn thành lập công ty phải đổi sang visa quan lý kinh doanh mới hợp pháp để thành lập công ty.
Quá trình xin visa Kinh doanh ở Nhật có thể được tóm gọn trong 3 bước sau:
Bước 1: Xây dựng Điều lệ công ty
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty
Bước 3: Đăng ký xin visa Kinh doanh
3.Những câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tại Nhật
Câu hỏi 1: Các loại hình công ty tại Nhật?
Tương tự như Việt Nam, pháp luật doanh nghiệp tại Nhật cũng quy định 4 loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần.
Câu hỏi 2: Các loại thuế mà doanh nghiệp hoạt động tại Nhật phải nộp?
Các loại thuế được áp dụng tại Nhật Bản đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động của pháp nhân bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp địa phương
- Thuế cư trú doanh nghiệp
- Thuế kinh doanh
- Thuế đặc biệt của doanh nghiệp địa phương
Câu hỏi 3: Có cần người đại diện tại Nhật để thành lập công ty tại Nhật không?
Khi người nước ngoài muốn bắt đầu công việc kinh doanh tại Nhật Bản, phải có một đại diện đang sinh sống tại Nhật Bản.
Trong trường hợp công ty nước ngoài không có bất kỳ đại diện nào tại Nhật Bản nhưng muốn thành lập một doanh nghiệp tại Nhật, nên mở văn phòng đại diện trước và tuyển nhân viên / giám đốc làm người đại diện tại Nhật Bản. Việc thành lập chi nhánh hoặc công ty sẽ dễ dàng hơn, sau khi có đại diện tại Nhật Bản.
Câu hỏi 4: Thành lập công ty tại Nhật thì có cần làm con dấu công ty hay không?
Việc có con dấu công ty là điều gần như là bắt buộc tại Nhật. Con dấu công ty cần phải được đăng ký tại văn phòng đăng ký.
4.Dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Nhật của Zluat
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã cơ bản nắm được quy trình thành lập công ty tại Nhật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thành lập công ty tại Nhật, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Nhật của Zluat.
Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình quá trình thành lập công ty tại nước ngoài.
Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 0906.719.947
- Zalo: 0906.719.947
Mail: [email protected]
- Luật sư tư vấn khởi kiện thu hồi nợ tại thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng tại Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 80,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con trọn gói tại Thanh Tương, Na Hang, Tuyên Quang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Ba Trinh, Kế Sách, Sóc Trăng. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 70,000 đồng.