Ngành thanh tra là một trong những ngành mang nhiệm vụ khó khăn và nặng nề nhất, không những là ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn xử lý tốt những khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong bài viết này Zluat sẽ giới thiệu đến bạn đọc thanh tra đột xuất là gì? Mục đích, hình thức của hoạt động thanh tra.
Thanh tra đột xuất là gì?
1. Thanh tra là gì?
Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:
“ Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”
Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:
– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
Thanh tra sở
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra đột xuất là gì?
Hoạt động thanh tra đột xuất được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải. Cụ thể là:
Thanh tra đột xuất: là hình thức thanh tra được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
3. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra rất quan trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Do đó nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra. Đặc biệt là việc bố sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra.
Theo đó mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Các hình thức thanh tra theo quy định mới nhất
Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010 quy định có 3 hình thức thanh tra: Thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Điều 34 Luật Thanh tra năm 2004 quy định có 2 hình thức thanh tra: Thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. So với Luật Thanh tra 2004 thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất thì ở Luật Thanh tra 2010 có thêm hình thức thanh tra thường xuyên là điểm mới so với Luật Thanh tra 2004. Cụ thể, Luật thanh tra năm 2010 quy định về các hình thức thanh tra như sau:
“Điều 37. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Trong đó về hình thức thanh tra mới là thanh tra thường xuyên, có những đặc điểm là:
– Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Là hoạt động thanh tra thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thường xuyên là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập.
– Thẩm quyền ra quyết định thanh tra thường xuyên: Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra.
– Quyết định thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh tra.
Trên đây là bài viết Thanh tra đột xuất là gì? Công ty Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương nhanh tại Phước Ninh, Dương Minh Châu, Tây Ninh
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình không tranh chấp quyền nuôi con nhanh chóng tại Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Hòa Khánh Tây, Đức Hòa, Long An. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá rẻ nhất 30,000 đồng.
- Dịch vụ khởi kiện dân sự tại quận Đống Đa.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia quyền nuôi con nhanh tại Căn Co, Sìn Hồ, Lai Châu