Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Kỷ Luật [Mới Nhất 2023].

Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của Luật Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật. Việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm. Vậy, thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.


Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Kỷ Luật [mới Nhất 2023]

Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Kỷ Luật [Mới Nhất 2023]

1. Nguyên tắc và các hình thức xử lý kỉ luật cán bộ công chức, viên chức:

+ Nguyên tắc xử lý kỷ luật: 

Phải đảm bảo mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

+ Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức:

Theo khoản 1 Điều 78 Luật cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 thì   tuỳ thuộc theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan thì cán bộ phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:

– Khiển trách: Là hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng; Sử dụng tài sản công trái pháp luật; Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

– Cảnh cáo:  Là hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi; Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức; Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng; Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác; Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

– Cách chức: Là hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định của pháp luật thì khi cán bộ công chức, viên chức có vi phạm việc giải quyết được căn cứ vào Luật cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ta có thể đưa ra hình thức xử lý kỉ luật phụ thuộc vào mức độ vi phạm. số lần vi phạm để giải quyết. Các hình thức giải quyết được thực hiện đó là khiển trách, cảnh cáo và cuối cùng là cách chức. Như vậy, ta có thể thấy rõ: Khiển trách là hình thức nhẹ nhất, rồi tới cảnh cáo. Và cuối cùng là cách chức.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức phải đảm bảo được thực hiện đúng thời hạn và đúng thời hiệu.

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008:

Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng”.

Mặt khác theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 và căn cứ theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008  thì thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức áp dụng cụ thể như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.”

Như vậy căn cứ vào  quy định trên ta có thể thấy việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức được tiến hành thực hiện trong thời hiệu là 24 tháng. Và thời hiệu này được tính từ thời điểm bắt đầu xảy ra vi phạm. Trong khoảng thời gian 24 tháng tính từ thời điểm xảy ra vi phạm đơn vị hành chính phải tiến hành xử lý vi phạm của cán bộ công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:

Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008: áp dụng cụ thể như sau:

“Điều 7. Thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.

Qua các căn cứ nêu trên, ta có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ công chức, viên chức cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật cụ thể là trong khoảng thời gian tối đa là 02 tháng kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải tiến hành xử lý kỉ luật.

4. Các trường hợp được xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:

Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 05 năm 2011 và theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008:  quy định về các trường hợp xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức áp dụng cụ thể như sau:

Điều 4. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.

2. Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3. Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

Tại Điều 4 ta có thể thấy, việc xử lý giải quyết các hành vi vi phạm của cán bộ công chức, viên chức cũng có những trường hợp được xem xét để lùi lại thời hạn giải quyết cũng như thời gian xử lý kỉ luật. Một số trường hợp cụ thể và thường gặp đó là cán bộ công chức viên chức đang trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ chế độ và trong thơi fkif mang thai sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến quy định về thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật theo pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *