1. Thi hành án dân sự là như thế nào ?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự làtrình tự, thủ tục thi hành:
– Bản án, quyết định dân sự;
– Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;
– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;
– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;
– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.
2. Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014), cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:
– Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
– Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
– Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (cơ quan thi hành án cấp quân khu).
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
(Điều 14 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
Cơ quan thi hành án cấp quân khu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
– Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự 2008.
(Điều 15 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
(Điều 16 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)
4. Thực tiễn khó khăn trong công tác thi hành án dân sự [2023]
a. Sự bất hợp tác từ phía người phải thi hành án, lý do khách quan hay chủ quan
Sự bất hợp tác từ phía người phải thi hành án là khó khăn lớn nhất của toàn ngành thi hành án hiện nay. Đa số các vụ việc, người phải thi hành án đều tỏ thái độ bất tuân mệnh lệnh, chống đối, chây ỳ với chấp hành viên. Lý do là ở chỗ:
Trong những lý do của việc này, đầu tiên và quan trọng nhất là lý do tâm lý. Rõ ràng, không ai muốn mất trắng đi một phần tài sản mà trước kia thuộc quyền sở hữu của mình, vậy nên, bất chấp bản án, quyết định đã tuyên của toà án, người phải thi hành án luôn tìm cách bảo thủ ý kiến, cố chấp giữ lấy tài sản của mình. Đây là lý do chủ quan từ phía người phải thi hành án.
Một lý do khác dẫn đến thực trạng trên đó là bản án, quyết định đôi khi tuyên chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi gây khó hiểu cho người phải thi hành án và khó khăn cho cả chấp hành viên lẫn người phải thi hành án. Điều đó dẫn đến thực trạng sau một thời gian dài mà bản án, quyết định của toà vẫn chưa được thi hành xong, vật, tiền hay bất động sản chưa được cưỡng chế thành công. Đây là lý do khách quan tác động lên người phải thi hành án.
Tài sản cưỡng chế quá lớn, vượt quá khả năng trả tiền, vật, hoặc bất động sản đó của người phải thi hành án. Đây thuộc loại trường hợp bất khả kháng, chấp hành viên chỉ có thể làm việc theo nhiệm vụ và cố gắng hết sức để làm được công việc của mình còn kết quả thì khó có thể đạt được, cũng chỉ báo cáo lại tình hình trong hồ sơ và được sự chấp nhận của quy định ngành thi hành án. Đây cũng là một lý do khách quan.
Người phải thi hành án quyết tâm liều lĩnh chống lại bản án, quyết định. Đây là trường hợp ý chí của người phải thi hành án đã sai lầm nghiêm trọng nhưng vẫn biết và chấp nhận sự sai lầm đó trong khi người phải thi hành án hoàn toàn có thể chấp nhận chuyển giao tiền vật. Trong trường hợp này, giá trị tiền, vật thường là thấp hoặc rất thấp. Cũng cần nói thêm một khi sự liều lĩnh đó lên đến cùng cực thì mức độ chống đối sẽ rất cao, chẳng hạn dùng hung khí đe doạ, tấn công vũ lực chấp hành viên. Đây là lý do chủ quan.
Người phải thi hành án không có tài sản để kê biên, không trừ được tiền trong tài khoản, thu nhập thấp không trừ tiền được, không khai thác được tài sản của người phải thi hành án, không chuyển giao được vật, tài sản, giấy tờ cũng như không buộc người phải thi hành án phải thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định được. Để thi hành cưỡng chế hiệu quả, chấp hành viên tuân theo quy định pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án tại điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014. Tuy nhiên, nếu mọi biện pháp cưỡng chế trở nên không hiệu quả như đã nêu thì chấp hành viên cũng không thể thực hiện được công việc được giao. Nói đơn giản là trong trường hợp này, người phải thi hành án không có một tài sản nào để thi hành án cả. Đây cũng là một lý do khách quan.
Người phải thi hành án và người được thi hành án không đạt được thống nhất trong kê biên tài sản. Thoả thuận trong kê biên trên được ghi nhận trong điều 6 văn bản hợp nhất số: 12/VBHN-VPQH. Còn kê biên tài sản được Luật Thi hành án 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định tại các điều 84, điều 89, điều 90, điều 91, điều 92, điều 93, điều 94, điều 95, điều 96, điều 97. Mặc dù pháp luật đã quy định chặt chẽ trong tất cả các trường hợp cầm kê biên tuy nhiên đó chỉ là quy trình còn về kết quả kê biên thì nhiều trường hợp người phải thi hành án không muốn hoặc muốn ở mức thấp nhất kết quả kê biên trong khi người được thi hành án lại muốn kết quả cao nhất khi kê biên tài sản. Đây là tâm lý chủ quan của hai chủ thể.
Nói chung, về phía người phải thi hành án những khó khăn trong việc chây ỳ, chống đối xuất phát từ chính thực tại bản thân họ cũng như có sự tác động khách quan của hoàn cảnh bên ngoài. Nhưng trong số đó, khó khăn mang tính chủ quan là nhiều và lớn hơn cả.
b. Khó khăn trong việc cưỡng chế giao vật, trở ngại từ khách quan hay từ chấp hành viên
Cưỡng chế giao vật và bất động sản là công việc mà nhiều chấp hành viên tham gia trong các vụ việc được toà án tuyên. Xét về mức độ, cưỡng chế giao vật cũng khó khăn không kém so với cưỡng chế trả tiền, còn về nội dung, nó bao gồm những khó khăn sau:
Không thể cưỡng chế được. Đôi khi do trình độ và năng lực của chấp hành viên là có hạn nên không thể thắng được ý chí chây ỳ của người phải thi hành án, cũng như sự tinh vi của người phải thi hành án là quá xảo quyệt. Chẳng hạn khi cưỡng chế giao vật, người phải thi hành án lại nói vật đó là của người khác đem đến gửi nhờ trong nhà mình. Mà theo tinh thần của Luật Thi hành án 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì không thể cưỡng chế tài sản không phải là của người phải thi hành án được.
Đã kê biên tài sản thành công nhưng tài sản là vật tiêu hao, theo thời gian và trong những điều kiện nhất định, nhất là nơi để tài sản của chi cục thi hành án không đảm bảo cho vật thì vật sẽ bị tiêu hao như biến dạng, hỏng hóc, thay đổi, suy giảm chức năng…Điều này diễn ra khiến cho giá trị căn nhà đó thay đổi, gây ảnh hưởng đến tổng số tiền phải thi hành án mà Nhà nước phải thi hành mỗi năm cũng như tổng số tiền cần dạtđược so với chỉ tiêu ở từng địa phương. Ví dụ như một căn nhà sau khi cưỡng chế được một thời gian thì xuống cấp ảnh hưởng đến giá bán căn nhà đó.
Chấp hành viên không biết bảo trì, bảo dưỡng vật hoặc không có kiến thức, không được đào tạo việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa vật đó dẫn đến vật bị hư hỏng có nguy cơ xuống thấp cao.
Tài sản đã kê biên nhưng không ổn định về giá. Nếu đem bán, chấp hành viên phải tuân theo quy luật giá cả thị trường, lúc tăng, lúc giảm. Nếu đem bán tài sản đó đi trong khi giá cả mặt hàng đó giảm sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi hành án được toà án tuyên cũng như chỉ tiêu cơ quan đặt ra.
Không bán được tài sản. Vẫn là công tác bán tài sản sau khi cưỡng chế, việc bán được hay không vật phụ thuộc vào người mua có cần đến vật đó và đồng ý mua hay không. Vì vậy không phải lúc nào ta cũng tìm được người mua, ngoài ra việc thương lượng giá cả sao cho phù hợp với người mua cũng là một vấn đề đáng nói, không phải người mua nào cũng không mặc cả giá. Ngoài ra, việc bán vật cũng phụ thuộc vào bản thân vật đó có dễ bán hay không, nếu là vật đặc định thì sẽ khó khăn hơn so với vật cùng loại.
Nhìn vào những khó khăn trên ta có thể thấy cưỡng chế giao vật gặp trở ngại hầu như từ phía hoàn cảnh thực tế thì khả năng thành công rất thấp, còn trở ngại do năng lực của chấp hành viên thì là ảnh hưởng đến kết quả của mỗi lần thi hành án.
Trên đây là những nội dung về Thực tiễn khó khăn trong công tác thi hành án dân sự [2023] do Zluat cung cấp kiến thức đến khác hàng. Zluat hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận dành quyền nuôi con nhanh chóng tại Long Trị, Long Mỹ, Hậu Giang
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình phân chia nợ chung trọn gói tại Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Sơn Tân, Sơn Tây, Quảng Ngãi. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, giá rẻ nhất 30,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đơn phương tranh chấp quyền nuôi con – tại Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Thực hiện trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp quyền nuôi con – tại Ma Đa Guôi, Đạ Huoai, Lâm Đồng