Nhận hối lộ là một trong số những tội phạm thuộc về tham nhũng theo đó Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước. Vậy Tìm hiểu bằng chứng tội nhận hối lộ theo quy định hiện hành là gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!
Bằng chứng tội nhận hối lộ
1. Tội nhận hối lộ là gì?
Hối lộ được hiểu hành vi nhận hoặc mời nhận (tặng) bất kì phần thưởng quá mức nào đó cho bất kỳ ai, người à có công việc liên quan đến quản lý công, để gây ảnh hưởng và buộc người đó phải hành động trái với nghĩa vụ và các quy tắc trung thực và liêm chính.
Theo từ điển Luật học, hối lộ là tệ nạn xã hội được biểu hiện dưới ba dạng khác nhau: nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Về bản chất, hối lộ là một sự mua bán quyền lực, người nhận hối lộ phải là người nắm giữ quyền lực và “bán” quyền lực đó để thu lợi bất chính cho mình. Khi được giao phó quyền hạn, con người luôn có nguy cơ sử dụng quyền hạn đó vì lợi ích cá nhân của mình
Nhận hối lộ là một trong những dạng hành vi hối lộ. Hành vi nhận hối lộ trở thành tội hối lộ khi hành vi nhận hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà theo quy định của bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội nhận hối lộ tức người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Từ đó có thể thấy tội nhận hối lộ luôn tồn tại nhiều hơn một chủ thể phạm tội, có người đưa hối lộ, bên trung gian nhận hối lộ hoặc tổ chức khác. Lợi ích được các bên đưa trao cho bên nhận là yếu tố không thể thiếu trong mối quan hệ hối lộ. Nhận hối lộ là hành vi được thực hiện một cách cố ý, kể cả trường hợp nhận hối lộ gián tiếp.
2. Cấu thành của tội nhận hối lộ
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
“Điều 354. Tội nhận hối lộ
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
3. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín cao hơn là chính thể bị sụp đổ. Hầu hết hành vi nhận hối lô của người có chức vụ quyền hạn là làm trái với công vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức mà cá nhân đó làm thành viên. Đối tượng tác độ của tội phạm chính là hoạt động thực hiện công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội nhận hối lộ phải đảm bảo các điều kiện về chủ thể của tội nói chung đó chính là đạt đổi tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Tại Điều 12 Khoản 1 BLHS năm 2015 quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Và người thực hiện tội nhận hối lộ không thuộc các trường hợp mắc bệnh tâm thần, bênh khách làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành.
Người phạm tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn “người nào có chức vụ, quyền hạn,…”. Người có chức vụ, được hiểu là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng hương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định mà có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (Khoản 2 Điều 352).
Công vụ được hiểu là việc công, tức những hoạt động do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định. Tại Điều 2 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan:. Các “nhiệm vụ” được hiểu là những công việc do những người trong các cơ quan, tổ chức, đơn vụ thực hiện theo phân công và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị ấy.
Người có chức vụ, quyền hạn phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ và thực hiện nhiệm vụ.
5. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội nhận hối lộ được thể hiện bằng “hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào.” Hành vi khách quan của tội phạm này đó chính là hành vi nhận hối lộ bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm. Lợi dụng chức vụ là lợi dụng chức danh công tác, chức danh hoặc quyền hạn được giao. Lợi dụng quyền hạn là lợi dụng quyền năng cụ thể được giao do có chức vụ.
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ bao gồm hai dạng hành vi: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận của hối lộ để làm hay không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ và hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ sau khi đã thực hiện việc làm hay không làm theo thỏa thuận của người đưa hối lộ. Tức việc nhận hối lộ của thể được thực hiện trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn đã làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Chủ thể thỏa thuận trước với người đưa hối lộ về việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hành vi nhận hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Nhận hối lộ trực tiếp là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận hối lộ thông qua người khác, có thể thông qua chuyển tiền, hàng hóa của ngân hàng hoặc của bưu điện,… hoặc có thể là tuy chưa nhận hối lộ xong người có chức vụ, quyền hạn đã trực tiếp thỏa thuận với người đưa hối lộ thông qua gặp mặt hoặc trao đổi,… Nhận hối lộ qua trung gian là trường hợp có chức vụ, quyền hạn, giá tiếp nhận của hối hộ thông qua người khác.
Của hối lộ bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. Phi vật chất tức là những lợi ích tuy không có tính hữu hình và quy giá trị thành tiền nhưng có khả năng đem lại sự thỏa mãn, hài long, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động thực thi công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Điều 354 xác định việc nhận hối lộ có thể đem lại lợi ích cho một người khác hoặc tổ chức khác mà không nhất thiết phải chính là người có chức vụ, quyền hạn.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận lợi ích bật chất trái pháp luật cấu thành tội nhận hối lộ khi giá trị của nhận hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đối với trường hợp nhận hối lộ phi vật chất, thì không tính đến giá trị của hối lộ.
Hậu quả của tội nhận hối lộ không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
6. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, tức họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra, không trường hợp nhận hối lộ mà thực hiện do cố ý gián tiếp vì họ luôn mong muốn được nhận của hối hộ.
7. Hình phạt của tội nhận hối lộ
– Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 02 đến 07 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 2 Điều 354 là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 3 Điều 354 là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 4 Điều 354 là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
– Hình phạt bổ sung đó chính là bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
8. Các bằng chứng tội nhận hối lộ
Thời gian qua, trong nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng mặc dù có dấu hiệu rõ ràng của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ song vẫn không thể xử lý được bị can, người liên quan về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Bởi vì, trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh, bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.
Thông thường, những vụ đưa – nhận hối lộ được thực hiện trong bóng tối, chỉ có người đưa và người nhận với nhau. Để có nhân chứng, vật chứng, tài liệu để chứng minh là không hề đơn giản. Bản thân người đưa và người nhận đều biết rằng nếu như mà bị phát hiện thì sẽ bị xử lý theo pháp luật cho nên họ sẽ tìm cách xóa bỏ chứng cứ, chối tội.
Tuy nhiên khó khăn như vậy không có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra bất lực trước hành vi đưa và nhận hối lộ bởi lẽ thực tế trong thời gian qua chúng ta đã xử rất nhiều vụ đưa và nhận hối lộ. Để làm được những việc này, đó là cả một quá trình đấu tranh rất phức tạp và lâu dài của các cơ quan điều tra.
Việc mà cán bộ điều tra cần phải tiến hành để thu thập bằng chứng tội nhận hối lộ đó là: thu thập triệt để những tài liệu chứng cứ liên quan, củng cố lời khai. Trên cơ sở những tài liệu chứng cứ đó có căn cứ để đấu tranh với các bên… chứng minh sự luân chuyển của tài sản, chứng minh hành vi của các đối tượng.
Bên cạnh sự đấu tranh, có sự giáo dục, thuyết phục đối với các đối tượng để họ có thể nhận thức được những vấn đề về xử lý, về pháp luật, về sự khoan hồng của pháp luật.Qua đó, ý chí chủ quan các đối tượng thấy được rằng: hành vi phạm tội ấy nếu như mình không nhận thì cơ quan tố tụng cũng sẽ có căn cứ để buộc tội; nếu như mình thừa nhận và thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan tiến hành tố tụng thì cũng là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Cho nên, các đối tượng đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác, chủ động cung cấp thông tin, tài liệu. Từ đó, cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ, có cơ sở để củng cố tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.
Trên đây là các thông tin về Tìm hiểu bằng chứng tội nhận hối lộ theo quy định hiện hành Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- [GÒ CÔNG ĐÔNG] – Thủ tục trọn gói ly hôn THUẬN TÌNH không tranh chấp tài sản trọn gói 2024
- Luật sư ly hôn Thuận tình nhanh tại Bảo Cường, Định Hóa, Thái Nguyên
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam. Chia sẻ giá rẻ, điền tay, viết vào, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, giá rẻ nhất 40,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia nợ chung trọn gói tại Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình
- [Nghĩa Đàn – NGHỆ AN] Dịch vụ ly hôn THUẬN TÌNH phân chia khoản nợ chung nhanh chóng 2024