Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương. Sau đây bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết: Tìm hiểu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Zluat cung cấp nhé
Thành viên
Số ủy viên trong Bộ Chính trị không nhất định nên có thể thay đổi. Vì nội quy thay đổi không được công bố nên quyết định số ủy viên được xem là quyết định kín.
Bộ Chính trị có 13 thành viên vào năm 1976 khi thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến năm 2016 thì tăng lên thành 19. Năm 2021 có 18 ủy viên.
Trong số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Tổng Bí thư. Trước đây Ban Chấp hành Trung ương còn bầu ra chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương, nhưng hiện nay không còn chức vụ này nữa, người giữ chức vụ này duy nhất là Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một ủy viên Bộ Chính trị đảm nhận chức danh Thường trực Ban Bí thư.
Theo cơ cấu trong Đảng, các Uỷ viên Bộ Chính trị thường giữ tất cả những cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (nhưng không phải trong mọi trường hợp: như các ông Hoàng Minh Giám, Ung Văn Khiêm, Xuân Thủy, Nguyễn Dy Niên, Bùi Thanh Sơn không ở trong Bộ Chính trị).
Các Uỷ viên Bộ Chính trị khác thường giữ những cương vị chủ chốt của bộ máy Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương (đảm nhiệm công tác tổ chức, cán bộ), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (kiểm tra tổ chức đảng, tư cách đảng viên), Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng xuất hiện khá thường xuyên trong Bộ Chính trị.
Hiện nay, các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư được gọi là các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước[2]. Các Ủy viên Bộ Chính trị này được gọi là các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách chung, để phân biệt với các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực. Quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị (cũng như quyền hạn Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư) được quy định trong văn bản quy chế của Đảng. Các Ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội có quy định riêng. Quyền hạn của Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư được quy định riêng.
Tổng Bí thư là người đứng đầu toàn Đảng, là cấp trên của Bí thư cấp ủy, tổ chức đảng,[3] là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thay mặt Ban Chấp hành Trung ương chủ trì công việc ba cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương, là lãnh đạo tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, là chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia, thay mặt nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiêm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Thường trực Ban Bí thư có nhiệm vụ phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, thay mặt Tổng Bí thư khi Tổng Bí thư vắng mặt, tạm thời thay thế Tổng Bí thư chủ trì, chỉ đạo các công vụ của Ban Chấp hành Trung ương nếu chức danh Tổng Bí thư bị khuyết cho tới khi Hội nghị Trung ương Đảng gần nhất nhóm họp và bầu ra Tổng Bí thư mới.
Trưởng các ban của đảng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Thủ tướng khi Thủ tướng tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Thủ tướng mới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Quyền Chủ tịch Quốc hội khi Chủ tịch Quốc hội tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội mới.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội là chức vụ đứng đầu thành ủy Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là chức vụ đứng đầu thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Các chức danh này có nhiệm vụ theo Hiến pháp (chịu sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng), quyền hạn do Ban Chấp hành Trung ương giao theo quy chế và phân công công tác của Bộ Chính trị.
Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thường không kiêm nhiệm trong Ban Bí thư (thiết chế quyết định một số vấn đề quan trọng và giám sát bộ máy Nhà nước).
Theo quy định hiện hành thì Tổng Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số các ủy viên Bộ Chính trị. Các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là các ủy viên Bộ Chính trị, do Ban Chấp hành Trung ương đề cử, Quốc hội phê chuẩn. Thường trực Ban Bí thư do Bộ Chính trị phân công.
Theo quy định của Đảng năm 2011, đối với các chức danh thuộc Nhà nước và các đoàn thể cấp trung ương, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu 3 chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội bầu; “tham gia ý kiến” về nhân sự Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các thành viên Chính phủ. Trong khi Bộ Chính trị giới thiệu các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị quản lý để Chính phủ trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội bầu. Ban Bí thư giới thiệu các chức danh thuộc diện Ban Bí thư quản lý để Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội bầu.
Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý hầu hết là ủy viên trung ương trở lên, còn cán bộ Ban Bí thư quản lý thường dưới một cấp hoặc thủ trưởng thuộc cơ quan, tổ chức ít quan trọng hơn. Do nhiều cán bộ đảm nhiệm nhiều cương vị nên nhiều cán bộ vừa thuộc Bộ Chính trị vừa thuộc Ban Bí thư quản lý.
Điều lệ Đảng sửa đổi, bổ sung năm 2011 ngoài có quy định mới về quyền hạn của Ban Chấp hành trung ương, cũng quy định về Quân ủy Trung ương, phân định rạch ròi quyền Quân ủy Trung ương (do Tổng Bí thư đứng đầu), với cơ quan Nhà nước (Hội đồng Quốc phòng và an ninh – do Chủ tịch nước đứng đầu) trong lĩnh vực quốc phòng. Theo quy định hiện nay nhân sự Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương gồm một số cán bộ trong ngành và ngoài ngành do Bộ Chính trị chỉ định. Điều lệ cũng quy định rõ Tổng Bí thư và Bí thư cấp ủy đảng địa phương đứng đầu Đảng ủy quân sự cùng cấp, thể hiện sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với quân đội.
Các tổ chức đảng quan trọng như Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy công an Trung ương, Đảng đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,…và một số tổ chức đảng quan trọng khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Bí thư và các thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Chính phủ do Bộ Chính trị chỉ định, Bí thư và các thành viên Đảng đoàn Mặt trận, Tòa án, Viện Kiểm sát tối cao, các bộ ngành do Ban Bí thư chỉ định.
Tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị
Căn cứ theo Quy định số 214-QĐ/TW 2020 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Ủy viên Bộ Chính trị phải có những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Về chính trị tư tưởng
Tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia – dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc, của Đảng, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
2. Về đạo đức, lối sống
Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực; có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.
3. Về trình độ
Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; trình độ tin học phù hợp.
4. Về năng lực và uy tín
Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm
Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (Theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi, trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi do Ban Chấp hành Trung ương quyết định), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tiêu chuẩn cụ thể
- Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.
- Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.
- Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |