Tìm hiểu về khiếu nại thi hành án dân sự [Cập nhật 2023].

Thi hành án được hiểu là việc cơ quan, tổ chức thực hiện thi hành những bản án hoặc quyết định, phán quyết của tòa án nếu sau khi cá nhân, tổ chức ca sỹ săn sóc và đã yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án đã ra bản án, phán quyết giải quyết về vấn đề đó. Hôm nay Zluat sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Tìm hiểu về khiếu nại thi hành án dân sự [Cập nhật 2023] Cùng Zluat tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !Trách Nhiệm Bồi Thường Nhà Nước Trong Thi Hành án Dân Sự Tìm hiểu về khiếu nại thi hành án dân sự [Cập nhật 2023]

1. Khái niệm về Thi hành án dân sự

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự làtrình tự, thủ tục thi hành:

– Bản án, quyết định dân sự;

– Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;

– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;

– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;

– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;

– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

2. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014), cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:

– Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

– Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

– Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (cơ quan thi hành án cấp quân khu).

3. Tìm hiểu về khiếu nại thi hành án dân sự

a. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư hướng dẫn việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.  Thông tư áp dụng đối với cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.

b. Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn

Nguyên tắc xử lý đơn: Việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Tiếp nhận đơn: Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:

– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản;

– Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến;

– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Phân loại đơn: được phân loại theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh. Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.

4. Quy định về giải quyết khiếu nại

a.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Ngoài các nội dung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự, Thông tư có điểm mới về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại quyết định, hành vi của phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên (điểm a khoản 1 Điều 7); thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với khiếu nại quyết định, hành vi của phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên (điểm a khoản 2 Điều 7).

b. Trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại

Thông tư quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại, đề xuất người có thẩm quyền xử lý đơn (Điều 8). Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này. Trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định thành lập đoàn xác minh, đối thoại; đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại (Điều 11).

Trường hợp phải trưng cầu giám định, thì chi phí trưng cầu giám định do ngân sách nhà nước chi trả; người khiếu nại yêu cầu giám định thì phải chịu chi phí. Trường hợp người khiếu nại yêu cầu giám định lại mà kết quả khác với kết quả giám định trước đó, thì không phải chịu chi phí (khoản 2 Điều 12).

c. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả trưng cầu giám định (nếu có), người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Điều 146 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp cần xác minh, thẩm tra, đối thoại, trưng cầu giám định, tổ chức họp, trao đổi ý kiến với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tiến hành các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người.

Ngoài ra, Thông tư quy định: Trường hợp nội dung đơn khiếu nại, báo cáo giải trình của người bị khiếu nại và hồ sơ, tài liệu có liên quan đã rõ ràng, có đủ căn cứ, cơ sở pháp lý để kết luận, giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra ngay quyết định giải quyết khiếu nại (khoản 5 Điều 9).

d. Phát hành, công khai, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại

Sau khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại phải tiến hành các thủ tục phát hành, công khai, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự được giao tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thực hiện và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

e. Rút khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án 

Điều 10 Thông tư đã quy định điểm rất mới về rút khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án đó là: Trường hợp người khiếu nại rút một phần hoặc toàn bộ khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết ra thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại đối với nội dung khiếu nại đã rút và thông báo cho người khiếu nại biết. Việc rút khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, việc giải quyết khiếu nại kết thúc khi có thông báo đình chỉ; trường hợp có văn bản yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền thì tiếp tục giải quyết khiếu nại nếu khiếu nại không ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định của Tòa án.

Trên đây là những nội dung về Tìm hiểu về khiếu nại thi hành án dân sự [Cập nhật 2023] do Zluat cung cấp kiến thức đến khác hàng. Zluat hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *